Một CĂN BỆNH tưởng chỉ xuất hiện ở người già có xu hướng trẻ hóa - Triệu chứng ban đầu khiến nhiều người nhầm lẫn!
Số lượng người mắc bệnh này từ 20 - 40 tuổi đang có xu hướng tăng dần.
Ngày nay, Parkinson không còn là căn bệnh đặc trưng của người cao tuổi. Số người trẻ tuổi mắc bệnh này đang có xu hướng tăng lên. Theo các chuyên gia, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi tác.
Một nghiên cứu mới đăng trên tập san học thuật BMJ do Bệnh viện Thiên Đàn Bắc Kinh thực hiện đã chỉ ra từ năm 2021 đến năm 2050, tỷ lệ mắc bệnh ở độ tuổi 20 - 40 sẽ tăng nhanh nhất. Số lượng bệnh nhân dưới tuổi phát bệnh Parkinson sớm đang gia tăng rõ rệt.
Triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu dễ bị nhiều người nhầm lẫn. Lúc đầu, người bệnh thường run tay, chân khi nghỉ ngơi. Cơ thể của bệnh nhân trở nên cứng đờ, tốc độ vận động chậm lại rõ rệt.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng khó đi những bước dài, không vung tay khi bước đi, nét mặt trở nên đờ đẫn. Một số người có thể dần bước đi cũng chậm hơn, khó thực hiện những việc hàng ngày như mặc đồ hay viết chữ. Chữ viết của họ sẽ có xu hướng nhỏ dần.
Nhiều trường hợp người bệnh ban đầu không có biểu hiện vận động, có thể bị rối loạn giấc ngủ, lo lắng, trầm cảm hoặc táo bón. Một số người cảm thấy đau lưng, cổ hoặc vai gáy. Những cơn đau này dễ bị nhầm với các bệnh liên quan đến cột sống.
Tại sao bệnh Parkinson ngày càng trẻ hóa?
Nguyên nhân đầu tiên khiến người bệnh mắc chứng Parkinson là do yếu tố di truyền. Nhiều gen gây bệnh Parkinson đã được phát hiện. Khoảng 10–15% các trường hợp khởi phát bệnh Parkinson sớm có yếu tố di truyền rõ ràng. Một số ảnh hưởng từ vấn đề đột biến gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở người trẻ.
Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường cũng là một nguyên nhân thứ hai gây nên tình trạng trẻ hóa bệnh Parkinson. Do các vấn đề về môi trường hiện nay, nhiều người trẻ có thể tiếp xúc với thuốc trừ sâu, kim loại nặng và hóa chất. Các chất này gây tổn thương tế bào thần kinh.
Ngoài ra, ô nhiễm không khí và sóng điện từ cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson ở người trẻ. Những tác động này có thể diễn ra trong thời gian dài và âm thầm hủy hoại sức khỏe.
Thứ ba, lối sống không lành mạnh là một yếu tố dễ thấy ở những người trẻ mắc bệnh Parkinson. Hiện nay, nhiều người trẻ thường xuyên thức khuya, căng thẳng, ít vận động. Họ còn đưa vào cơ thể nhiều chất béo và đường. Những cảm xúc tiêu cực cũng làm phá vỡ sự cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh trong não, tăng nguy cơ bệnh Parkinson.
Cuối cùng, chấn thương sọ não cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh Parkinson ở người trẻ. Vấn đề tai nạn giao thông và việc tập luyện thể thao có thể làm tăng nguy cơ tổn thương não. Những chấn thương này có khả năng làm hỏng tế bào dopaminergic.
Công nghệ mới trong kiểm soát bệnh
Hiện nay, công nghệ hiện đại giúp phát hiện bệnh Parkinson sớm hơn thông qua PET-CT và xét nghiệm gen ngày càng phổ biến. Nhờ đó, nhiều bệnh nhân trẻ cũng được chẩn đoán tình trạng bệnh sớm.
Bên cạnh đó, nhiều phương pháp điều trị bệnh Parkinson mới đang được nghiên cứu. Trí tuệ nhân tạo đã được áp dụng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh Parkinson. AI có thể phân tích giọng nói, biểu cảm và dáng đi của người bệnh, đưa ra các thuật toán nhận diện sớm từ các triệu chứng. Thiết bị đeo tay và đồng hồ thông minh giúp người bệnh và các y, bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh hàng ngày.
Ngoài ra, công nghệ kích thích não sâu đã có bước tiến lớn. Hệ thống mới có thể tự điều chỉnh theo tín hiệu EEG, giúp kỹ thuật định hướng dòng điện chính xác hơn. Điều này giúp giảm tác dụng phụ và nâng cao hiệu quả trong việc điều trị bệnh Parkinson.
Bên cạnh đó, các biện pháp tập luyện cường độ cao ngắt quãng như khiêu vũ, Thái Cực Quyền và các bài tập cường độ cao giúp cải thiện vận động. Chế độ ăn Địa Trung Hải và nhiều chất xơ giúp bảo vệ hệ vi sinh đường ruột bằng cách kích thích dây thần kinh phế vị hoặc liệu pháp men vi sinh có thể giúp làm chậm tiến triển bệnh thông qua trục ruột - não.