Lý do cô gái này vất vả khởi nghiệp đến khi công ty thành công, tự mình rời vị trí CEO khiến bất kỳ lãnh đạo nào cũng cần học hỏi
Mỗi người có một điểm mạnh và yếu khác nhau, trên cương vị là nhà sáng lập bạn không nên ôm đồm thêm cả trọng trách của một CEO nếu như không thành thạo về việc phát triển những tầm nhìn mang tầm chiến lược.
Chúng tôi đã thành công khi khởi nghiệp với BankersLab chỉ bằng một ý tưởng, một vài IP và một chiếc laptop. Hiện tại, công ty đang cung cấp các khóa đào tạo cho nhân viên ngân hàng tại 45 quốc gia khác nhau trên thế giới và xây dựng thương hiệu được tín nhiệm.
Tuy nhiên vào ngày 15/3, tôi đã từ chức khỏi vị trí CEO công ty và trở thành một “cố vấn về đổi mới”. Tôi cũng sẽ tiếp tục là thành viên trong hội đồng giám đốc và vẫn duy trì vị trí CEO của PortfolioQuest – một chi nhánh tách ra từ BankersLab.
Tại sao lại có thay đổi này?
1 năm trước, chúng tôi thành lập nên PortfolioQuest - một công ty chuyên xây dựng phiên bản kỹ thuật số cho những sản phẩm đào tạo. BankersLab là nhà đầu tư đầu tiên và tôi rất lạc quan để mình nắm giữ cả vị trí CEO và đồng sáng lập của 2 công ty.
Ban đầu, BankersLab đóng vai trò là đơn vị nâng đỡ, nuôi dưỡng cho sự phát triển của PortfolioQuest nên sự sắp xếp này là cực kỳ hiệu quả. Trong những lần trò chuyện với khách hàng, tôi có thể tìm ra nguồn gốc phản hồi về những sản phẩm được yêu thích và sử dụng những tình huống này cho sản phẩm mới. Việc chia tách công ty xảy ra vào cuối năm ngoái, cùng thời điểm công ty đón nhận số lượng lớn những cơ hội mang tầm chiến lược, hấp dẫn. Tôi nhận ra rằng mình không thể làm mọi việc một mình hoặc mạo hiểm để xảy ra bất kỳ sai xót nào.
Đội ngũ nhân viên vẫn làm việc rất chăm chỉ để cho công ty hoạt động tốt, với một chút sự giúp đỡ quý báu từ tôi. Tôi tự hào về những lời khen ngợi thường xuyên và lời cảm ơn của khách hàng tới đội ngũ nhân viên của công ty vì vận chuyển cho họ những đơn hàng chất lượng. Vậy tại sao tôi lại trao quyền điều hành BankersLab cho một người khác?
Đó là câu chuyện về sự tung hứng. Nếu để xảy ra bất kỳ sai xót nào, tôi sẽ báo hại cả đội ngũ nhân viên và khách hàng của mình. Nếu mất quyền kiểm soát về cả sức khoẻ cũng như phúc lợi, tôi thậm chí sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho tất cả mọi người.
Đâu là điểm mạnh và đâu là điểm yếu?
Tôi nhận ra rằng trên cương vị là nhà sáng lập, bạn cần biết đâu là điểm yếu và đâu là điểm mạnh của mình.
Qua nhiều năm, tôi đã tạo cho mình được chế độ “miễn dịch”, tức là cố làm tất cả mọi thứ, kể cả những gì mình không thật sự giỏi. Tôi tránh để bản thân hướng tới sự hoàn hảo và luôn xung phong nhận giải quyết bất kỳ việc gì.
Tuy nhiên gần đây, tôi đã tự đặt cho mình một vài câu hỏi quan trọng. Liệu chế độ miễn dịch tôi đặt ra cho mình có quá cao hay không? Có thể lắm. Liệu tôi có đang sao chép một cách thái quá những thử thách của một nhà sáng lập hay không? Có lẽ vậy. Liệu tôi có đang làm mất đi uy tín của khách hàng hay không? Có thể. Ở đâu đó đang đánh giá sai về những điểm yếu của tôi và tôi không muốn gây tổn hại cho khách hàng, nhân viên và công ty của mình.
Với suy nghĩ đó, tôi phải cân nhắc đâu là vị trí tôi nên phụ trách đứng đầu nhất. Nhìn nhận lại ở một quan điểm rộng hơn, rõ ràng những điểm mạnh nhất của tôi nằm ở việc tạo ra “Version 0” và kết nối những điểm chưa rõ ràng đối với những người khác. Tôi chỉ là một người kết nối và là một kẻ sáng tạo. Có nhiều người giỏi hơn tôi trong việc duy trì và phát triển những tầm nhìn chiến lược.
Sau tất cả những suy nghĩ đó, việc sa thải khỏi vị trí CEO của một trong số những công ty mình sáng lập là hành động hết sức ý nghĩa. Tôi cần trao vị trí này cho một ai đó - người có sức mạnh thực sự để quản lý và phát triển sản phẩm của chúng tôi và đảm bảo khách hàng tiếp tục nhận được những giá trị mà họ kỳ vọng.
Tôi may mắn tìm được những ứng viên tuyệt vời cho vị trí đó. CEO mới là Rudy J Rahardjo đã gia nhập công ty và nhanh chóng nhận ra được những lĩnh vực cần tăng trưởng và hỗ trợ đội ngũ tôi. Tôi rất kỳ vọng vào những kết quả trong thời gian tới.
Trong khi đó, tôi dành những tuần tiếp theo để đi vòng quanh châu Âu gặp gỡ các nhà chức trách, khách hàng và hệ thống công nghệ tài chính để bàn về chuyện làm ăn.