Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, tuyệt tích hơn 120 năm bất ngờ "tái xuất"

01/04/2025 23:42 PM | Khoa học

Việc tái phát hiện loài vật này không chỉ là một cột mốc quan trọng trong ngành bò sát học, mà còn đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo tồn động vật lưỡng cư.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ếch ma (tên khoa học: Alsodes vittatus) sau hơn 1 thế kỷ mất tích.

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, tuyệt tích hơn 120 năm bất ngờ "tái xuất"- Ảnh 1.

Loài ếch ma được mô tả lần đầu tiên vào năm 1902 bởi nhà tự nhiên học người Đức Rodulfo Amando Philippi. Mô tả của ông dựa trên các mẫu vật do nhà côn trùng học người Pháp Philibert Germain thu thập vào năm 1893.

Trong hơn 1 thế kỷ qua, loài ếch ma không được ghi nhận trong tự nhiên. Sau 1 thập kỷ điều tra, một nhóm nghiên cứu thông báo đã phát hiện ếch ma ở Chile.

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, tuyệt tích hơn 120 năm bất ngờ "tái xuất"- Ảnh 2.

Nhóm nghiên cứu gồm các chuyên gia đến từ Phòng thí nghiệm Hệ thống học và Bảo tồn động vật Herpetozoa (SyCoH), Đại học Concepción, Chile: Tiến sĩ Claudio Correa, kỹ sư tài nguyên thiên nhiên tái tạo Edvin Riveros Riffo và nhà sinh vật học Juan Pablo Donoso. Họ đã công bố phát hiện quan trọng này trên tạp chí ZooKeys.

Được biết, từ năm 1995 đến 2002, các nhà khoa học đã cố gắng tìm kiếm ếch ma bằng cách mở rộng khảo sát sang khu vực Pemehue, Chile, nhưng không thu được kết quả.

Đến năm 2015 - 2016, hai nhà khoa học Claudio Correa và Juan Pablo Donoso phát hiện 2 quần thể thuộc chi Alsodes, và nghi ngờ chúng là ếch ma. Tuy nhiên, những cá thể này không sở hữu sọc trắng hoặc vàng đặc trưng, làm dấy lên nghi ngờ rằng chúng có thể thuộc một loài khác.

Nhằm làm sáng tỏ bí ẩn này, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Claudio đã sử dụng các ấn phẩm, tài liệu lịch sử để tái tạo hành trình tìm thấy loài ếch ma của Philibert Germain. Họ cho rằng, thay vì hướng tây bắc như trước đây, con đường mà Germain đi qua có thể nằm ở hướng đông nam của khu vực Hacienda San Ignacio de Pemehue.

Vào năm 2023 - 2024, Claudio Correa và Edvin Riveros Riffo đã tổ chức một cuộc thám hiểm theo lộ trình mới được tái dựng.

Tại lưu vực sông Lolco và Portales, họ bất ngờ tìm thấy 2 quần thể A. vittatus, xác nhận sự tồn tại của loài sau hơn 120 năm mà không có bất kỳ ghi chép nào.

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, tuyệt tích hơn 120 năm bất ngờ "tái xuất"- Ảnh 3.

Việc tái phát hiện loài ếch ma A. vittatus không chỉ là một cột mốc quan trọng trong ngành bò sát học, mà còn đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo tồn động vật lưỡng cư.

Được biết, hầu hết các loài thuộc chi Alsodes đều đang bị đe dọa hoặc chưa có đủ thông tin để đánh giá tình trạng bảo tồn. Phát hiện mới giúp làm sáng tỏ sự phân bố sinh thái, cũng như cảnh báo về các mối đe dọa đối với loài này.


Theo Minh Hoa (t/h)

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Trump, sẵn sàng trao đổi để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng Mỹ

Tối 4/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Tổng thống Donald Trump nói về "cuộc điện đàm rất hiệu quả" với Tổng Bí thư Tô Lâm

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa chia sẻ trên Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm

Chuyên gia: Xuất khẩu Mỹ khó khăn thì vẫn còn một thị trường 3.000 tỷ USD đang chờ Việt Nam

Chuyên gia cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể chuyển hướng sang khai thác thị trường Halal toàn cầu, nơi mới có 10% nhu cầu được đáp ứng.

Thế Giới Di Động thời cựu CEO Trần Huy Thanh Tùng: 2 năm cắt giảm hơn 10.800 nhân sự, kết quả kinh doanh trồi sụt mạnh

Trong thời gian ông Trần Huy Thanh Tùng điều hành, kết quả kinh doanh của Đầu tư Thế Giới Di Động có thời điểm xuống đáy. Đơn vị này mạnh tay cắt giảm nhân sự trong 2 năm 2023 và 2024.