Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, tưởng đã tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện ở Việt Nam

03/04/2025 23:00 PM | Sống

Loài vật quý hiếm này có thân hình giống Hoẵng, nhưng nhỏ hơn, trọng lượng từ 14 -20 kg, toàn thân phủ lớp lông mịn mầu vàng nâu hoặc vàng rỉ sắt.

Mới đây, thông tin từ Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên (Thanh Hoá), kết quả thực địa trên tuyến, điểm và bẫy ảnh xác định được 11 cá thể Mang Pù Hoạt và 36 ghi nhận khác về loài Mang thường. Với kết quả điều tra trên thực địa cùng kết quả phân tích ADN các mẫu thu thập được dự án đã xác định khu bảo tồn hiện là nơi sinh sống và tồn tại của hai loài Mang: Mang thường (Muntiacus muntjak) và Mang Pù Hoạt (Muntiacus puhoatensis).

Qua phân tích và so sánh 42 mẫu di truyền của các loài Mang thu thập được ở Khu BTTN Xuân Liên kết hợp với so sánh hộp sọ của các mẫu trong bảo tàng đã khẳng định sự tồn tại của cả hai loài Mang ở đây.

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, tưởng đã tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện ở Việt Nam- Ảnh 1.

Hình ảnh loài Mang quý hiếm được ghi nhận tại khu rừng Xuân Liên. Ảnh: báo Tiền Phong.

Các thông tin, mẫu sọ và ảnh của Mang Pù Hoạt là ghi nhận chính thức đầu tiên về sự có mặt của loài này ở Việt Nam với đầy đủ mẫu sọ và hình ảnh thực tế ở Khu BTTN Xuân Liên.

Đối với loài Mang Pù Hoạt đây là những hình ảnh đầu tiên của loài này có được từ khi được mô tả từ năm 1929. Trong năm 1999, một mẫu không hoàn chỉnh của loài này cũng được thu ở Lào, nhưng không có ảnh và chỉ với 1 mẫu không đầy đủ. Chính vì thế, các ghi nhận ở Khu BTTN Xuân Liên hiện tại là ghi nhận mới và đầy đủ nhất và cũng là ghi nhận duy nhất về các cá thể sống của loài này ở đây.

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, tưởng đã tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện ở Việt Nam- Ảnh 2.

Các nhà khoa học đã có đầy đủ thông tin, bằng chứng chứng minh về quần thể Mang pù hoạt đang tồn tại duy nhất được biết đến tại thời điểm này trên toàn thế giới. (Ảnh Khu BTTN Xuân Liên).

Sự tồn tại của loài Mang pù hoạt ở đây một lần nữa khẳng định giá trị đa dạng sinh học đặc biệt của khu vực này, nơi được biết đến là một trong các khu vực phân bố quan trọng nhất của loài Vượn đen má trắng cực kỳ nguy cấp và của nhiều loài thực vật, động vật nguy cấp, đặc hữu khác.

Ngoài ra, ghi nhận đó cũng khẳng định Khu BTTN Xuân Liên là nơi hiện đang có quần thể Mang pù hoạt đang tồn tại duy nhất được biết đến tại thời điểm này trên toàn thế giới. Do đó, việc bảo vệ và quản lý được các giá trị thiên nhiên và rừng ở đây cũng là nhằm bảo vệ và bảo tồn loài Mang quy hiếm có ý nghĩa bảo tồn đặc biệt này.

Ông Phạm Anh Tám, Giám đốc Khu BTTN Xuân Liên cho biết, kết quả điều tra và ghi nhận về các loài Mang ở Khu BTTN Xuân Liên có kích cỡ khác nhau cho thấy quần thể Mang hiện tại ở đây là quần thể đang phát triển, được xác định từ hiệu quả của công tác bảo vệ sinh cảnh. Đây là một minh chứng thể hiện sự đa dạng tài nguyên, động vật hoang dã đang còn được lưu giữ, vì thế cần có sự chung tay bảo vệ từ chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành cũng như người dân địa phương.

Mang Roosevelt có tên khoa học là (Muntiacus rooseveltorum), phân tích di truyền đã xác định là Mang pù hoạt (Muntiacus puhoatensis), được gọi là Mang Pù hoạt. Loài có thân hình giống Hoẵng, nhưng nhỏ hơn, trọng lượng từ 14 -20 kg, toàn thân phủ lớp lông mịn mầu vàng nâu hoặc vàng rỉ sắt. Bốn chân mảnh khảnh. Đuôi mập, ngắn khoảng 30 mm. Con đực có sừng ngắn không phân nhánh, chiều dài cả phần gốc và phần sừng không quá 10cm. Loài có phân bố rất hẹp.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, nằm ở thượng nguồn sông Chu, quản lý gần 24.000ha rừng đặc dụng, thuộc địa phận hành chính 5 xã, thị trấn (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học hàng đầu của cả nước. Với hệ thực vật 1.228 loài, có 56 loài nguy cấp, quý hiếm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Hệ động vật với 1.811 loài, có 94 loài quý hiếm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới bao gồm: 28 loài thú, 35 loài chim, 15 loài bò sát, 6 lưỡng cư, 6 loài côn trùng, 4 loài cá.


Theo Minh Hoa (t/h)

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Cổ đông lo ngại chia cổ tức tiền mặt liên tục trong 6 năm sẽ "mất đi một ngân hàng ACB như hiện tại", Chủ tịch Trần Hùng Huy nói gì?

Ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch Ngân hàng Á Châu (ACB) cho biết trong nhiều năm qua, rất nhiều cổ đông đã kiến nghị việc chia cổ tức bằng tiền mặt. Đây được coi là bài toán để hài hòa lợi ích của các bên.

Quyền lực của Elon Musk: X được Nhà Trắng giới thiệu, hàng loạt cơ quan lập tài khoản, trở thành phương tiện truyền thông chính phủ

Nhà Trắng đã bố trí một vị trí cho "Phương tiện truyền thông mới" (New Media) cho John Stoll, người vừa được bổ nhiệm làm giám đốc tin tức tại Twitter-X.

Tiến sĩ RMIT: Việt Nam cần thực thi nghiêm ngặt quy tắc xuất xứ

Theo tiến sĩ Chu Thanh Tuấn - Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, một trong những chiến lược dài hạn Việt Nam là kiểm soát chặt xuất xứ để ngăn chặn việc hàng hóa nước khác "đội lốt" hàng Việt. Ông cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm với giới chức thương mại Mỹ và nếu không kiểm soát tốt, Việt Nam có thể phải đối mặt với các hình phạt bổ sung.

CEO ACB: Giữa bão thuế 46% từ Mỹ, ACB giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng tín dụng hai chữ số

Lãnh đạo Ngân hàng Á Châu (ACB) cho biết vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 16 đến 18% trong năm 2025, bất chấp những thách thức vĩ mô như việc Mỹ áp thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam.