Láng giềng Việt nam có “nguồn báu vật” lớn gấp 3 lần Mỹ, 6 lần Nga, vừa chốt dự án 137 tỷ USD lớn nhất thời đại tạo tiếp báu vật, khẳng định nắm công nghệ số 1

27/12/2024 20:53 PM | Kinh doanh

Trung Quốc vừa phê duyệt xây dựng một dự án thủy điện khổng lồ lớn nhất thế giới.

Láng giềng Việt nam có “nguồn báu vật” lớn gấp 3 lần Mỹ, 6 lần Nga, vừa chốt dự án 137 tỷ USD lớn nhất thời đại tạo tiếp báu vật, khẳng định nắm công nghệ số 1- Ảnh 1.

Hiện nay, điện chính là báu vật trong mọi lĩnh vực trong đời sống. Năm 2023, 5 quốc gia có công suất thủy điện lớn nhất thế giới gồm có Trung Quốc (317.281 MW), Brazil (106.828 MW), Mỹ (86.567 MW), Canada (84.311 MW) và Nga (51.195 MW), Visualizing Energy cho biết. Theo đó, Trung Quốc có công suất thủy điện lớn gấp 3 lần Mỹ, 6 lần Nga.

Theo SCMP, Trung Quốc vừa phê duyệt xây dựng một dự án thủy điện khổng lồ trên sông Yarlung Tsangpo, con sông dài nhất Tây Tạng. Dự án này dự kiến sẽ sản xuất năng lượng gấp ba lần đập Tam Hiệp, với tổng mức đầu tư có thể vượt 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD), trở thành dự án hạ tầng đơn lẻ lớn nhất thế giới.

Sông Yarlung Tsangpo chảy qua cao nguyên Tây Tạng, tạo ra hẻm núi sâu nhất Trái đất, trước khi đổ vào Ấn Độ, nơi được gọi là sông Brahmaputra. Dự án này kỳ vọng sẽ sản xuất gần 300 tỷ kWh điện mỗi năm, so với 88,2 tỷ kWh từ đập Tam Hiệp.

Năm 2020, ông Yan Zhiyong, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc, cho biết khu vực này là một trong những nơi giàu tài nguyên thủy điện nhất thế giới, với độ chênh cao 2.000m trên đoạn dài 50km, mang lại gần 70 triệu kilowatt tài nguyên có thể khai thác – gấp ba lần công suất của đập Tam Hiệp.

Tuy nhiên, dự án đối mặt với nhiều thách thức kỹ thuật lớn. Trung Quốc sẽ phải khoan 4-6 đường hầm dài 20km xuyên qua núi Namcha Barwa để chuyển hướng nửa dòng chảy của sông. Địa điểm xây dựng nằm ở khu vực có nguy cơ động đất và địa chất phức tạp, gây không ít khó khăn trong quá trình thi công.

Theo báo cáo năm 2023, nhà máy thủy điện này sẽ sản xuất hơn 300 tỷ kWh điện mỗi năm, đủ đáp ứng nhu cầu của hơn 300 triệu người. Xinhua cho biết dự án sẽ ưu tiên bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng mặt trời và gió trong khu vực, đóng góp vào cơ sở năng lượng sạch của Trung Quốc.

Đây được coi là một bước tiến lớn trong việc chuyển đổi năng lượng xanh và giảm carbon của quốc gia, hỗ trợ chiến lược trung hòa carbon và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Mặc dù công trình sẽ bắt đầu sớm, vị trí chính xác của dự án vẫn chưa được tiết lộ.

Thực tế, Trung Quốc là quốc gia sở hữu nhiều công nghệ xây dựng đập thủy điện hiện đại nhất thế giới. Trung Quốc đang áp dụng nhiều công nghệ kỹ thuật số hiện đại trong việc xây dựng các đập thủy điện để tối ưu hóa quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành.

Theo World Architecture, công nghệ mô phỏng và mô hình hóa 3D (BIM - Building Information Modeling) trong xây dựng đập thủy điện của Trung Quốc rất được chú ý. Trung Quốc sử dụng công nghệ BIM để mô phỏng toàn bộ quá trình xây dựng đập, từ thiết kế đến vận hành. Mô hình 3D giúp dự đoán, phân tích và tối ưu hóa các yếu tố như độ bền của vật liệu, tính toán kết cấu đập và môi trường xung quanh, giảm thiểu sai sót trong thiết kế và xây dựng.

Cùng với đó, công nghệ cảm biến và IoT (Internet of Things) được lắp đặt trên đập và trong lòng đất để theo dõi các yếu tố như độ rung, độ co ngót, áp suất, nhiệt độ và các điều kiện môi trường khác. Các hệ thống này liên tục thu thập dữ liệu và truyền về trung tâm điều khiển để giám sát tình trạng của đập, phát hiện và cảnh báo sự cố trước khi chúng trở thành vấn đề nghiêm trọng.

Hay hệ thống giám sát và điều khiển từ xa giám sát đập thông qua mạng dữ liệu không dây. Các chuyên gia có thể kiểm tra các thông số và điều khiển các yếu tố của đập, như mức nước, thiết bị thủy điện và các hệ thống an toàn mà không cần đến trực tiếp hiện trường.

Đặc biệt, các hệ thống phân tích dữ liệu lớn được sử dụng để dự báo các vấn đề tiềm ẩn và tối ưu hóa hoạt động của đập thủy điện. Thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu từ các cảm biến và thiết bị trên đập, Trung Quốc có thể dự đoán các sự kiện như lũ lụt, sạt lở hoặc các thay đổi trong địa chất, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Theo Minh Tiến

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Chàng trai vàng Olympic Toán quốc tế trở về nước sau thời gian đào tạo tiến sĩ ở Mỹ: Khát khao được góp phần phát triển nhân tài Việt trong toán học, khoa học và công nghệ

TS Cấn Trần Thành Trung (29 tuổi) – huy chương vàng Olympic Toán quốc tế 2013, thủ khoa ngành Toán tại Đại học Duke (top 7 Mỹ) và là tiến sĩ từ Viện Công nghệ California Caltech (top 10 Mỹ) đã lựa chọn trở về Việt Nam giảng dạy và nghiên cứu ngay sau khi hoàn thành quá trình học tiến sĩ tại Mỹ.

Làm phẳng cấu trúc: Bên trong chiến lược khiến 8.000 nhân viên Microsoft mất việc chỉ trong 5 tháng, nhiều big tech khác cũng đang áp dụng

Xu hướng của các Big Tech hiện nay như Amazon, Google và Microsoft là giảm bớt các vai trò quản lý cấp trung để tập trung nguồn lực cho kỹ sư và các cá nhân đóng góp chính.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội ngàn năm hay thách thức thế kỷ?

"Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là cơ hội ngàn năm có một, nhưng nếu không sẵn sàng, nó cũng có thể là thách thức thế kỷ đối với ngành xây dựng Việt Nam nói chung và nhà thầu trong nước nói riêng" - ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam - cho hay.

Hệ thống cầm đồ lớn nhất Việt Nam lần đầu công bố BCTC chi tiết: Gần 3.700 tỷ cho vay, lãi và phí tối đa 8,1%/tháng, lợi nhuận chủ yếu đến từ xử lý tài sản

Trong khi đó, F88 đang vay nợ ngắn hạn 1.457 tỷ đồng và vay nợ dài hạn 1.450 tỷ đồng với lãi vay tối đa 12%/năm, vay trái phiếu với lãi suất cố định từ 10,5% - 11,5%/năm.