Đũa độc hại nguồn gốc Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam

30/12/2013 09:03 AM |

Tập quán dùng đũa tre, đũa nhựa của người Việt Nam đang trở thành cơ hội kiếm lời của các doanh nghiệp phi lương khi đầu độc gián tiếp người tiêu dùng bằng các sản phẩm hóa chất độc hại.

Nội dung nổi bật:


Các cơ quan chức năng đã phát hiện loại đũa tre xài một lần có chứa hàm lượng hoá chất gây ung thư, có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.


Nhưng các loại đũa nhựa, đũa gỗ đang được bày bán và sử dụng cũng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn mà không ít người đã bỏ qua vì tham của rẻ. Tuy nhiên, đa số mọi người nghĩ ngộ độc là do thức ăn chứ không phải do đũa


Nếu như đũa tre đóng gói được bán phổ biến ở các chợ với giá khá rẻ từ 20.000 - 40.000 đồng/bao 5 - 10 kg; đũa bọc ni lông từng đôi được bán 25.000 đồng/bao (5 kg). Người bán cho biết loại đũa này chủ yếu là hàng sản xuất tại Trung Quốc, dù đã tẩm ướp hóa chất để không bị mốc khi sử dụng nhưng cũng không thể để được quá 2 tháng. Còn với những đôi đũa Trung Quốc đủ màu sắc được chạm khắc hoa hòe cũng chỉ có giá từ 10.000 - 15.000 đồng/hộp.

 

Theo ThS Đào Thanh Khê, giảng viên khoa Công nghệ hoá học của trường đại học Công nghệ và thực phẩm TP.HCM cho biết, đũa nhựa thường được làm từ nhựa melamine và nhựa ABS - một loại nhựa nhiệt rắn, không cháy, để lâu trong không khí màu sắc biến đổi nhẹ, phân huỷ ở 345oC. 


Đây là loại nhựa có tính năng chịu nhiệt, cứng, độ bền cao, có thể dùng làm sàn gỗ, mica, đũa, vật liệu nhà bếp… nhưng sẽ bị phân huỷ dưới nhiệt độ của ngọn lửa nhà bếp (có thể trên 1.000 độ C). Nhựa melamine khi nuốt hoặc hít vào phổi hoặc bị hấp thụ qua da lâu ngày có thể gây ung thư hoặc vô sinh. 


Ngoài ra, Ths Khê còn khuyến cáo: đũa melamine lúc mới mua về có độ bóng láng cao, dễ rửa sạch thức ăn bám trên bề mặt, nhưng sau thời gian sử dụng, đũa sẽ biến dạng, sần sùi, bong tróc, nếu không thay thì một lượng nhựa từ đũa sẽ vào cơ thể theo đường thức ăn.

 

Điều đáng sợ là, đa số mọi người thường chủ quan cho rằng nếu bị ngộ độc thì thường là do thức ăn chứ không nghĩ rằng đũa cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến ngộ độc và còn nguy hiểm hơn. 


Ngộ độc đũa nếu ở dạng nhẹ sẽ có các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, còn nếu ngộ độc nặng có thể tử vong do truỵ tim mạch hoặc lâu dài dùng đũa nhiễm độc có thể dẫn đến ung thư gan.

 

Theo lời khuyên của các chuyên gia, để tránh nguy cơ nhiễm độc từ đũa, nên hạn chế dùng đũa làm từ các hoá chất vì khó kiểm soát sự an toàn trong quá trình sử dụng. Tốt nhất nên chọn đũa gỗ tự nhiên như gỗ tre già, dừa già hay gỗ mun được vót trơn láng, đầu đũa không bị tưa, không có khe lõm. Sau khi dùng, rửa đũa sạch và cất nơi khô ráo. Dù đũa chưa có biểu hiện bất thường cũng chỉ nên sử dụng trong 6 – 12 tháng rồi thay mới.

 

Như vậy, lại thêm một vấn đề nữa về sức khỏe an toàn thực phẩm của người dân rơi vào hoàn cảnh “tự mình cứu mình” còn mặt hàng đũa thuộc quản lý của ban ngành nào thì bắc thang lên trời cũng không biết hỏi ai.

 

>> Hàng giả công khai cạnh tranh với hàng thật

Theo Hồng Thủy

thuydtt

Cùng chuyên mục
XEM