Khu dân cư Đại Nam gần 100ha của ông Dũng "lò vôi" mà một DN bất động sản "nhắm" tới: Bán hụt với giá hơn 2.400 tỷ đồng, bà Nguyễn Phương Hằng từng đem 963 lô đất thế chấp ngân hàng

07/02/2025 14:36 PM | Kinh doanh

Dự án khu dân cư Đại Nam (Quốc lộ 13, Chơn Thành, Bình Phước) của vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng từng được "bán hụt" vào năm 2022.

Khu dân cư Đại Nam gần 100ha của ông Dũng "lò vôi" mà một DN bất động sản "nhắm" tới: Bán hụt với giá hơn 2.400 tỷ đồng, bà Nguyễn Phương Hằng từng đem 963 lô đất thế chấp ngân hàng- Ảnh 1.

Dự án khu dân cư Đại Nam (Quốc lộ 13, Chơn Thành, Bình Phước) do Công ty TNHH một thành viên Tân Khai (công ty Tân Khai) thuộc sở hữu CTCP Đại Nam của doanh nhân Huỳnh Uy Dũng (ông Dũng “lò vôi”) làm chủ đầu tư gây chú ý thời gian qua.

Bởi dự án này được CTCP Tập đoàn Danh Khôi (mã chứng khoán NRC) "nhắm" đến. Cụ thể, ĐHĐCĐ của NRC đã thông qua kế hoạch phát hành 100 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp trong năm 2024 để huy động 1.000 tỷ đồng. Trong đó, 195 tỷ đồng dùng để thanh toán tiền mua một phần dự án tại Khu dân cư Đại Nam. Tuy nhiên, tham vọng mua một phần dự án khu dân cư Đại Nam của Danh Khôi không thành.

Về dự án khu dân cư Đại Nam, dự án có diện tích khoảng 100ha, được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 vào năm 2018. Dự án tọa lạc ở mặt tiền Quốc lộ 13, gần nhiều khu công nghiệp lớn của Bình Phước và được đánh giá thuận tiện giao thương.

Dự án có 2.459 căn nhà phố và biệt thự, 4 trường mẫu giáo, 1 trường THPT...

Vào năm 2022, báo chí thông tin ông Dũng "Lò Vôi" có ký hợp đồng ghi nhớ mua bán khu dân cư này cho một doanh nghiệp tại Hà Nội, dự thu về 2.400 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó, công ty đối tác không thực hiện đúng hợp đồng chuyển tiền cọc 100 tỷ đồng trong vòng 7 ngày nên giao dịch bị hủy.

Cũng trong năm 2022, Ngân hàng OCB thông tin đã nhận thế chấp hơn 2.000 lô đất thuộc Dự án Khu dân cư Đại Nam - Bình Phước và khu dân cư Đại Nam - Bình Dương, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân và các doanh nghiệp có liên quan đến vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng.

Riêng tại dự án Khu dân cư Đại Nam, tại Nghị quyết số 36/2022/NQ-HĐQT, OCB chi nhánh Bình Dương nhận tài sản đảm bảo là 963 lô đất thuộc Khu dân cư Đại Nam để thay thế nghĩa vụ trả nợ của khách hàng Công ty TNHH Hoàng Gia Tân Định, Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng, theo tờ trình số 281/2022/TT-TGĐ ngày 29/4 của Tổng Giám đốc.

Đây đều là những doanh nghiệp có liên quan đến vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng - ông Huỳnh Uy Dũng.

Hồi 23/4/2022, Tổng Giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng thông tin, tổng dư nợ nhà băng này cho Tập đoàn Đại Nam vay là trên 1.000 tỷ đồng.

Tới tháng 4/2024, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của OCB, đơn vị này thông tin, OCB đã thu hồi đầy đủ khoản nợ của Đại Nam. 

Theo ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc OCB, Đại Nam đang có sự thay đổi rất tốt và đang là khách hàng tốt của OCB.

"Chỉ tiếc là hiện nay Đại Nam họ chỉ gửi tiền, không vay tiền của OCB nữa", ông Tùng chia sẻ tại thời điểm tháng 4/2024.

Theo Dương Dương

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Chàng trai vàng Olympic Toán quốc tế trở về nước sau thời gian đào tạo tiến sĩ ở Mỹ: Khát khao được góp phần phát triển nhân tài Việt trong toán học, khoa học và công nghệ

TS Cấn Trần Thành Trung (29 tuổi) – huy chương vàng Olympic Toán quốc tế 2013, thủ khoa ngành Toán tại Đại học Duke (top 7 Mỹ) và là tiến sĩ từ Viện Công nghệ California Caltech (top 10 Mỹ) đã lựa chọn trở về Việt Nam giảng dạy và nghiên cứu ngay sau khi hoàn thành quá trình học tiến sĩ tại Mỹ.

Hệ thống cầm đồ lớn nhất Việt Nam lần đầu công bố BCTC chi tiết: Gần 3.700 tỷ cho vay, lãi và phí tối đa 8,1%/tháng, lợi nhuận chủ yếu đến từ xử lý tài sản

Trong khi đó, F88 đang vay nợ ngắn hạn 1.457 tỷ đồng và vay nợ dài hạn 1.450 tỷ đồng với lãi vay tối đa 12%/năm, vay trái phiếu với lãi suất cố định từ 10,5% - 11,5%/năm.

Làm phẳng cấu trúc: Bên trong chiến lược khiến 8.000 nhân viên Microsoft mất việc chỉ trong 5 tháng, nhiều big tech khác cũng đang áp dụng

Xu hướng của các Big Tech hiện nay như Amazon, Google và Microsoft là giảm bớt các vai trò quản lý cấp trung để tập trung nguồn lực cho kỹ sư và các cá nhân đóng góp chính.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội ngàn năm hay thách thức thế kỷ?

"Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là cơ hội ngàn năm có một, nhưng nếu không sẵn sàng, nó cũng có thể là thách thức thế kỷ đối với ngành xây dựng Việt Nam nói chung và nhà thầu trong nước nói riêng" - ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam - cho hay.