Không đâu bằng nhà: Nhiều DN Trung Quốc chuyên gia công cho nước ngoài bỗng dưng nhận ra kinh doanh trong nước còn lời hơn nhờ chiến tranh thương mại

06/09/2019 10:09 AM | Kinh doanh

Chiến tranh thương mại đang chứng minh rằng đây là thời điểm thích hợp để các nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc tái xây dựng lại thương hiệu và quay lại quê nhà.

Trong 1 thập kỷ qua, nhà sản xuất Matsutek đã nỗ lực hết mình xây dựng hoạt động kinh doanh với những thương hiệu phương tây lớn, cung cấp cho các công ty như Philips và Honeywell các sản phẩm làm tại nhà máy Trung Quốc cho Mỹ và một số thị trường nước ngoài khác.

Chiến lược đó đã mang lại thành quả rực rỡ, giúp họ phát triển thành nhà sản xuất lớn thứ 2 thế giới về robot hút bụi. Tuy nhiên, công ty có trụ sở tại Đài Loan này đang dần trở thành một trong những nạn nhân của cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.

Doanh số bán sản phẩm của Masutek tại Mỹ đã giảm 1/5 vào năm ngoái khi hàng hóa Trung Quốc bị phía Mỹ đánh thuế 25%, buộc họ phải đóng cửa 11 dây chuyển sản xuất đặt tại Trung Quốc.

Để cứu nguy cho công ty trước tình hình đó, đến tháng 12 công ty này đã chuyển hướng tập trung vào sản phẩm máy hút bụi của hãng – mang quảng cáo trên nền tảng Tmall của Alibaba và Pinduoduo ở thị trường quê nhà Trung Quốc. 

"Đây là thời khắc quan trọng. Chúng tôi đã nhận ra không thể chỉ phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, thay vào đó chúng tôi nên xây dựng thương hiệu của riêng mình tại Trung Quốc", Terry Wu – Giám đốc quản lý của 2 chi nhánh Matsutek tại Thẩm Quyến nói.

Chiến tranh thương mại đang chứng minh rằng đây là thời điểm thích hợp để các nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc - chuyên cung cấp sản phẩm cho các công ty phương Tây tái xây dựng lại thương hiệu và quay lại Trung Quốc xây dựng lại danh tiếng như một "Nhà máy của thế giới" của Trung Quốc.

Với một vài công ty như Matsutek, họ đã bắt đầu triển khai những chiến lược quay trở về quê hương, còn một số khác vẫn đang dự tính xây dựng lại thương hiệu.

"Tại sao không nên xây dựng thương hiệu cho riêng mình tại Trung Quốc, giá thấp hơn cho những sản phẩm có cùng chất lượng như các thương hiệu nước ngoài".

Thúc đẩy thương mại điện tử

Anhui Deli – một nhà sản xuất cốc thủy tinh uống rượu và một số loại đồ đạc thủy tinh khác có doanh thu hàng năm là 800 triệu NDT (tương đương 113 triệu USD) cũng đang gặp khó khăn khi chiến tranh thương mại leo thang.

"Mỹ là thị trường tăng trưởng chính cho đến năm nay vì chiến tranh thương mại, các khách hàng trở nên e dè khi ký hợp đồng và nhiều đơn hàng từ Mỹ đã bị hủy", theo Cheng Yingling – Giám đốc Marketing tại công ty.

Mức thuế mới được áp thêm có hiệu lực vào tháng này sẽ khiến hàng thủy tinh Trung Quốc có mức thuế tới 40%.

Doanh thu thương mại điện tử tại Trung Quốc đã giúp giảm đi phần nào nỗi đau này. Gần đây, kết hợp với Pinduoduo, doanh số bán những chiếc cốc mới đã đạt hơn 50.000 chiếc 1 tháng – khoảng gấp 3 lần so với sản phẩm tương tự bán trong các cửa hàng.

Họ cũng quyết định mở nhà máy tại Pakistan vào tháng 1. Tuy nhiên, chuyển đầu ra sang những nước khác rất mất thời gian và có thể gây ra rủi ro.

Cả Matsutek – một công ty nhỏ với doanh thu 500 triệu NDT vào năm ngoái và Shenzhen MTC – một nhà cung cấp TV cho Walmart dưới thương hiệu Onn với 13 triệu NDT đã dành nhiều tháng để tìm cách chuyến sản xuất sang VN.

Tuy nhiên, hy vọng này đã bị hủy bỏ sau khi Tổng thống Mỹ đã đe dọa vào tháng 7 rằng họ sẽ cho thêm nhiều nước Đông Nam Á vào danh sách đánh thuế.

Doanh nhân Wu của Matsutek thì nói rằng tập trung mới của công ty là thị trường Trung Quốc - nơi đang giúp ông gặt hái thành công lớn khi bán được hơn 100.000 máy hút bụi. Họ lên kế hoạch tái mở lại 2 dây chuyền sản xuất đã đóng cửa và tiếp tục 3 dây chuyền nữa vào năm tới.

"Chúng tôi nghĩ có một cơ hội rất lớn ở Trung Quốc, nơi có hơn 1 tỷ người".

Vân Đàm

Cùng chuyên mục
XEM