Không chỉ có Ovaltine “troll” Milo, các nhãn hàng nổi tiếng sau cũng từng “chơi khăm” nhau không thương tiếc
Chơi chữ hay chơi khăm bằng nội dung là một trong những cách quảng cáo phổ biến mà nhiều thương hiệu sử dụng để “dìm hàng” đối thủ của mình.
Không chỉ có Ovaltine “troll” Milo, các nhãn hàng nổi tiếng sau cũng liên tục "troll" nhau không thương tiếc.
1. Apple và Samsung
Tháng 5 năm 2018, Samsung đã tung ra một đoạn quảng cáo kể về việc người dùng iPhone dần trở nên chán nản và chuyển sang thiết bị Galaxy mới nhất.
Trong quảng cáo, chiếc iPhone 6 mà nhân vật chính sử dụng được mô tả là hiệu suất sử dụng đã bị giảm đi nghiệm trọng và chủ sở hữu iPhone đã phải chờ một khoảng thời gian khá lâu để có thể xuất trình vé máy bay điện tử, sử dụng ung dụng TV hay đặt xe Uber. Nguyên nhân là do việc cập nhập hệ điều hành mới khiến các dòng iPhone cũ bị giảm hiệu năng.
Điểm đặc biệt là quảng cáo này là phân đoạn nhân vật chính trước khi sắm cho mình chiếc điện thoại Samsung mới nhất để thay thế chiếc iPhone cũ của mình, đã đi ngang qua và bắt gặp ánh nhìn thờ ơ, lạnh lẽo của một gia đình có kiểu tóc “tai thỏ” – thiết kế đặc trưng của iPhone X.
2. Burger King và McDonald’s
Ronald McDonald là một nhân vật chú hề được sử dụng làm linh vật chính trong chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh của McDonald's từ xưa đến nay. Trong các quảng cáo truyền hình, chú hề này sinh sống trong một thế giới tưởng tượng có tên là "Vùng đất McDonald". Chú không sống một mình, mà còn một đám bạn bè đông đảo.
Năm 2017, bản điện ảnh được làm lại của bộ phim kinh dị "It" đã thống trị phòng vé toàn cầu và nhân vật chính của bộ phim này cũng là một chú hề. Tại Đức, bộ phim đã phá kỷ lục, khi thu về kỷ lục 11,6 triệu USD trong tuần lễ khai mạc, lớn nhất từ trước đến nay đối với một bộ phim kinh dị trên thị trường.
Nhân dịp đó, Burger King đã cho ra đời một đoạn quảng cáo kể về việc một một khán giả Đức đi xem phim kinh dị này và trước đoạn credit của bộ phim kinh dị, trên màn hình rạp phim trong đoạn quảng cáo bỗng hiện ra thông điệp: "Đừng bao giờ tin tưởng một chú hề", đính kèm logo Burger King "bự choảng".
Trùng hợp là trước đó, khi bộ phim "It" cũng phá kỷ lục ở Nga. Chính Burger King tại Nga cũng đưa ra một đơn khiếu nại về vấn đề chống độc quyền của Liên bang. Trong đơn khiếu nại, Burger King của Nga cho rằng nhân vật chính của bộ phim "IT" quá giống nhân vật chú hề Ronald của McDonald và đây có thể là hoạt động quảng cáo độc quyền mà cơ quan chức năng nên xem xét.
3. Cuộc chiến "truyền kỳ" của BMW và Audi
BMW và Audi nằm chung phân khúc xe sang phổ biến, nên hai hãng này thường xuyên cạnh tranh nhau trong việc nâng tầm ảnh hưởng trong các chiến dịch quảng cáo. Một trong những cuộc chiến biển hiệu quảng cáo của hai hãng này là "ván cờ dang dở" từng diễn ra ở Los Angeles, Mỹ.
Tại Los Angles, Audi tung ra billboard quảng cáo đi kèm với thông điệp "Your move, BMW" (Tạm dịch: Tới lượt anh, BMW). Lập tức BMW đáp bằng cách dựng một bảng quảng cáo to tướng ngay kế bên tất cả bảng quảng cáo khác của Audi bằng một quảng cáo dòng Audi Series 3, với dòng thông điệp cực kỳ tự tin "Checkmate" (Chiếu tướng).
Ngay sau đó, Audi đã cho dựng một bảng quảng cáo đáp trả lại nhẹ nhàng: "Chess? No thanks, I'd rather be driving" (Chơi cờ à, cảm ơn tôi không thích, tôi thích lái xe hơn).
Trong chiến dịch này, ở một số nơi khác Audi còn dùng một thông điệp "Your pawn is no match for your king" (Quân 'tốt' của anh không lại được 'vua' của tôi đâu), kèm theo một khinh khí cầu gắn dòng chữ "Game Over" để trêu chọc BMW.