Khoa học chứng minh duy trì 7 thói quen này giúp bạn thông minh hơn!
Não bộ của con người có tính mềm dẻo, có khả năng thay đổi suốt đời và sản sinh các nơ-ron mới để thích ứng với môi trường. Vì vậy, không bao giờ là muộn để bắt đầu những thói quen tốt cho sự phát triển trí tuệ!
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng của não bộ ở con người cao hơn rất nhiều những gì mà chúng ta đang sử dụng. Nếu không được thông minh trong một lĩnh vực cũng chẳng có vấn đề gì vì bạn hoàn toàn có cơ hội thay đổi vùng não đó thông qua quá trình luyện tập.
Dành thời gian để rèn luyện cho não bộ bằng những thói quen đơn giản hàng ngày chính là cách để nuôi dưỡng các sóng não khỏe mạnh, cải thiện trí tuệ thông minh.
Dưới đây là 7 thói quen hữu ích cho sự phát triển của não bộ:
Chơi nhạc cụ
Chơi bất kì loại nhạc cụ nào cũng có thể giúp ích cho khả năng sáng tạo, kỹ năng phân tích, cải thiện ngôn ngữ học, toán học và kỹ năng vận động. Việc chơi nhạc cụ làm tăng cường callosum trong não bộ, liên kết các bán cầu não bằng cách tạo ra các kết nối mới. Mỗi một liên kết callosum corpus cải tiến sẽ giúp não bộ phát triển kĩ năng điều hành, trí nhớ và chức năng não tổng thể ở mọi lứa tuổi.
Do đó, người chơi nhạc sẽ phải sử dụng các kỹ năng vận động được kiểm soát bởi bán cầu não sáng tạo và phân tích. Thêm vào đó, cảm giác, trí nhớ và rất nhiều yếu tố liên quan khác mà não bộ phải đưa ra để người chơi nhạc có thể nhận thức và xử lý bản nhạc của mình.
Đọc sách
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đọc sách có thể kích thích cả ba loại trí thông minh: cứng, mềm và cảm xúc. Quá rõ ràng, đọc sách đem đến nhiều lợi ích hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Đọc sách làm giảm căng thẳng, tiếp thu thêm về những kiến thức mới dù bạn đang thưởng thức một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng hay tạp chí giải trí. Việc đọc sách, báo, tạp chí... đều giúp giải quyết các vấn đề về kiến thức và giải thích chính xác cảm xúc khác nhau trong cuộc sống hàng ngày.
Tập thể dục
Mức độ tập thể dục cũng là yếu tố quyết định quá trình cải thiện trí tuệ, tập thể dục thường xuyên được chứng minh có hiệu quả hơn. Bởi vì khi cơ thể được vận động đều đặn, các tế bào sẽ sản sinh ra BDNF – một loại protein giúp tăng cường trí nhớ, sự tập trung và khả năng tiếp thu.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng dự đoán nếu ngồi một chỗ trong suốt quãng thời gian dài và ít vận động sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển não bộ và trí tuệ, khiến cơ thể trở nên trì trệ, mệt mỏi.
Học ngôn ngữ mới
Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có khả năng ngoại ngữ tốt sẽ giải quyết tốt hơn nhiều vấn đề trong cuộc sống. Học thành thạo một ngôn ngữ mới còn giúp cải thiện những kỹ năng hành chính điển hình như lập kế hoạch và đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề hiệu quả.
Lẽ tất nhiên, biết nhiều ngôn ngữ sẽ là lợi thế cho sự phát triển trong tương lai, hướng sự chú ý của người khác về phía mình và thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp.
Tích lũy kiến thức
Nhiều sinh viên thông minh có thói quen "nhồi nhét" kiến thức chuẩn bị cho các kì thi cử, kiểm tra. Tuy nhiên, cách tiếp thu kiến thức này không mang lại nhiều lợi ích tại nơi làm việc. Học tập là cả một quá trình cần phải tích lũy dần dần từng bước, từ những điều nhỏ nhặt nhất đơn giản như theo dõi quá trình đàm phán quan trọng hoặc bất cứ điều gì khiến bạn chú ý và ghi nhớ lại. Và từ những điều nhỏ đó sẽ được tích lũy để tạo ra nền móng mới cho sự phát triển nhận thức hơn nữa, giúp bạn ngày càng tiến bộ hơn.
Rèn luyện não bộ
Những trò chơi, câu đố mang tính thử thách trí tuệ như Sudoku sẽ vận động não bộ, làm tăng sự giãn nở thần kinh. Bởi vì việc sắp xếp lại các con số theo quy luật sẽ khiến não bộ có những thay đổi, các dây thần kinh và khớp thần kinh phản ứng cho phép người chơi nhìn nhận được nhiều khả năng, điểm nhìn khác nhau và hiểu rõ nguyên nhân, ảnh hưởng của các hành vi, cảm xúc. Sudoku được coi là trò chơi mang tính thúc đẩy khả năng nhận thức cao.
Thiền
Năm 1992, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mời nhà khoa học Richard Davidson nghiên cứu sóng não của ông trong quá trình thiện định. Kết quả nghiên cứu đã được xuất bản trong cuốn "Kỷ yếu" của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia vào năm 2004 và say đó xuất bản trên tạp chí Wall Street.
Nghiên cứu chứng minh khi Đức Lạt Lai Lạt Ma và các nhà sư thực hành thiện định và tập trung vào suy ngẫm thì các sóng não của họ có những biến động sâu sắc. Thiền sư có thể kiểm soát sóng não và cảm nhận được bất kì điều gì họ muốn cảm nhận. Khả năng đặc biệt này còn được gọi là trí tuệ cảm xúc. Đồng nghĩa với việc thiền tịnh giúp con người cảm thấy mạnh mẽ hơn, tự tin hơn khi giao tiếp với người khác.
Trí tuệ có thể cải thiện và phát triển hơn nếu chủ thể của nó thật sự có những hoạt động tác động đúng cách đến các khu vực khác nhau của não bộ. Do đó bạn hoàn toàn có thể biến những điểm yếu trở thành điểm mạnh thông qua việc trau dồi các kĩ năng. Tập trung cải thiện trí não là yếu tố tiên quyết cho bất kì ai dù họ đã đặt chân đến đỉnh cao sự nghiệp, cũng là cách duy nhất để tối đa hóa tiềm năng của bản thân.