Hiệp định TPP đã "chết", đến thời RCEP trỗi dậy

23/11/2016 10:38 AM | Xã hội

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bao gốm 10 nước ASEAN và 6 nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đang trỗi dậy như một bản thỏa thuận thay thế cho hiệp định TPP đang có nguy cơ thất bại.

Mới đây, Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đã cam kết sẽ rút khỏi Hiệp định Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong những ngày đầu tiên nằm quyền tại Nhà Trắng.

Nếu điều đó xảy ra, hiệp định thương mại mới do Trung Quốc khởi xướng chiếm tới 50% tổng dân số toàn cầu nhưng không bao gồm Mỹ có khả năng sẽ được hoàn thành sớm hơn dự kiến.

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bao gốm 10 nước ASEAN và 6 nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.


Các thành viên của TPP và những nước dự kiến tham gia RCEP

Các thành viên của TPP và những nước dự kiến tham gia RCEP

Bản thỏa thuận này được Trung Quốc đưa ra vào cuối năm 2011 và dù chiếm tổng GDP ít hơn hiệp dịnh TPP nhưng lại có thị trường lớn hơn nhiều.


Tỷ lệ trên tổng GDP trên toàn cầu, tỷ lệ trên tổng giao dịch thương mại toàn cầu và tỷ lệ trên tổng dân số thế giới của 2 hiệp định (%)

Tỷ lệ trên tổng GDP trên toàn cầu, tỷ lệ trên tổng giao dịch thương mại toàn cầu và tỷ lệ trên tổng dân số thế giới của 2 hiệp định (%)

Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng của các nước dự kiến tham gia RCEP cũng cao hơn các thành viên của TPP.


Tăng trưởng GDP bình quân của các nước thành viên của 2 hiệp định (%)

Tăng trưởng GDP bình quân của các nước thành viên của 2 hiệp định (%)

Trong khi hiệp định TPP có tính toàn cầu hóa cao hơn với sự tham gia của Châu Mỹ Latinh thì RCEP lại tập trung hơn vào xóa bỏ rào cản thương mại giữa các thị trường trong khu vực Châu Á.


Thị trường RCEP

Thị trường RCEP


Thị trường TPP

Thị trường TPP

Thêm vào đó, nếu TPP bao gồm cả những tiêu chuẩn cao về lao động, môi trường, bản quyền... thì RCEP lại chủ yếu tập trung về vấn đề cắt giảm thuế cũng như thúc đẩy thương mại.

Hiện Châu Á đang là thị trường tăng trưởng mạnh nhất trên toàn thế giới và nếu RCEP được ký kết trong khi TPP thất bại thì Mỹ sẽ bị bỏ lại khỏi bản thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất từ trước đến nay.


Đông Nam Á và Châu Á có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Đông Nam Á và Châu Á có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Việc Trung Quốc không nằm trong TPP được nhiều chuyên gia đánh giá là động lực rất lớn để quốc gia này thúc đẩy RCEP. Việc đàm phán cho RCEP đã được bắt đầu từ năm 2013 nhưng bị gián đoạn bởi TPP và những tranh chấp trong khu vực.

Tuy nhiên, việc ông Donald Trump thắng cử và tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi TPP đã khiến nhiều quốc gia hứng thú nhiều hơn với RCEP.

Những thành viên của TPP như Australia hay Nhật Bản đã tỏ ý muốn thúc đẩy các cuộc đàm phán RCEP. Trong khi đó, chỉ vài giờ sau tuyên bố sẽ rút khỏi TPP của ông Trump, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết hiệp định này sẽ “vô nghĩa” nếu không có sự tham gia của Mỹ.

Bên cạnh đó, phía Trung Quốc cho biết một số thành viên TPP khác như Peru và Chile đang tỏ ý muốn gia nhập hiệp định thương mại RCEP.

Hiện Trung Quốc đang ngày càng nổi lên như một quốc gia ủng hộ mạnh mẽ toàn cầu hóa. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong những ngày gần đây đã gặp hàng loạt các nguyên thủ quốc gia nhân dịp tham dự Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), kể cả những nước nhỏ như Ecuador vốn thường không được chính quyền Bắc Kinh ưu tiên gặp mặt trong lịch sử.

Băng Tâm

Cùng chuyên mục
XEM