Góc nhìn khác cuộc sống của một CEO: Có những đánh đổi, đớn đau sau ánh hào quang mà chỉ người trong cuộc mới thấu hiểu, đừng nhìn bề ngoài mà nghĩ họ "sung sướng"
Vị trị lãnh đạo, lương cao, các đặc quyền... là những điều “màu hồng” mà người khác hay tưởng tượng về một CEO, nhưng sau những ánh hoàng quang đó là một sự đánh đổi trong cuộc sống gia đình.
Mặc dù vẫn có những cuộc hôn nhân hạnh phúc và không bị xáo trộn, nhưng đa số các cặp vợ chồng đều gặp áp lực khi bạn đời trở thành giám đốc điều hành một công ty, thậm chí, việc này có thể tạo ra những vấn đề mới trong mối quan hệ hoặc làm trầm trọng thêm những vấn đề cũ.
Những dấu hiệu "âm thầm"
1. Không có thời gian dành cho gia đình: Với khối lượng công việc nhiều, các buổi gặp gỡ đối tác thường xuyên, bạn không sớm thì muộn cũng dần trở nên thờ ơ với người thân, đặc biệt với vợ (chồng) và các con. Khi họ muốn dành thời gian với bạn nhưng bạn không chú tâm đến điều đó. Vắng mặt trong nhiều sự kiện của gia đình, nội ngoại hai bên, điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng của nhiều thành viên.
2. Mang việc về nhà làm: CEO hầu như lúc nào cũng làm việc, nếu không, họ vẫn đang nghĩ về kế hoạch đầu tư, hợp đồng, bản thiết kế... Mặc dù công việc chỉ nên diễn ra tại văn phòng nhưng hiện nay phần lớn mọi người mang cả việc về nhà giải quyết, có thể là thâu đêm.
3. Gặp rắc rối khi xung đột: Những đặc điểm làm việc trong vai trò giám đốc điều hành có thể phản tác dụng khi xử lý các vấn đề hôn nhân. Nhiều khi vô tình bạn coi người bạn đời của mình là nhân viên trong công ty, và với giọng nói lãnh đạo, quen với đặc thù ra lệnh, vợ (chồng) sẽ nghĩ bạn không hề tôn trọng họ.
4. "Rước" tâm trạng tiêu cực về nhà: Bạn đang thất vọng về công việc. Có điều gì đó không ổn ở nơi làm việc, bạn về nhà và hét với đối phương để xả đi cơn tức giận của mình. Việc "giận các chém thớt" lâu dần sẽ khiến cho vợ (chồng) không được vui vẻ với sự hiện diện của bạn trong nhà.
5. Thường xuyên đi công tác: Bạn thường xuyên bận rộn với các chuyến công tác, mọi người hiếm khi nhìn thấy mặt bạn. Phần lớn công việc trong nhà chỉ có một người đứng ra sắp xếp, bạn không có thời gian để chia sẻ hay quan tâm đến chuyện nhà khiến cuộc cãi vã rất dễ xảy ra.
6. Quên ngày kỷ niệm: Bạn rất say mê công việc nhưng lại quên chuẩn bị một món quà ý nghĩa cho vợ (chồng) vào ngày sinh nhật. Bạn có xu hướng quên tất cả những ngày quan trọng.
Mặc dù gặp nhiều áp lực từ bên ngoài, cuộc hôn nhân của CEO vẫn có thể cải thiện tích cực và tránh được những cuộc cãi vã nhờ vào những lời khuyên này:
- CEO không phải là lãnh đạo của mọi người
Cuộc hôn nhân là một mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, nếu khi ở công ty, không ai dám lên tiếng đối với lời nói hay hành động vô lí của bạn nhưng vợ (chồng) sẽ và có mọi quyền đó. Giám đốc điều hành đã quen với việc thay mặt cả một tập thể hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nhưng điều đó không nên áp dụng trong hoàn cảnh gia đình. CEO luôn phải nhận ra rằng công ty và ở nhà là hai môi trường khác nhau và luôn lắng nghe ý kiến của bạn đời.
- Cách bạn nói chuyện với vợ (chồng)
Là một người có quyền quyết định mọi vấn đề có thể làm vững chắc thêm sự thành công trong sự nghiệp của bạn. Nhưng trong các vấn đề cá nhân, áp dụng cùng một kỹ năng này, thì bạn sẽ được coi là một người gia trưởng. Bởi vì cách bạn nhận ra sự căng thẳng hoặc than phiền của vợ (chồng) - chẳng hạn như bạn không quan tâm đến gia đình hoặc hay đi sớm về muộn - cũng quan trọng như cách bạn giải quyết nó. Bạn phải thật bình tĩnh, tìm mọi cách ngăn chặn sự bùng phát cơn cáu giận của bạn đời.
Đối với Steve Tobak, một cựu giám đốc điều hành công nghệ, đối tác quản lý của Invisor Consulting tại Thung lũng Silicon, khung thời gian ưa thích của ông để xử lí một vấn đề là ngay giây phút đầu tiên khi xung đột xuất hiện.
- Chấm dứt cuộc tranh cãi ai làm việc nặng hơn
Không ai muốn chiến thắng trong cuộc chiến này. Một nhà tâm lý hôn nhân từng nói: "Đó là cuộc chiến vô nghĩa, mà ở đó không có người chiến thắng mà chỉ toàn người thua cuộc. Cả hai bạn đều làm việc vất vả. Vì vậy, chấm dứt cãi vã". Nếu bạn phải lặp lại điệp khúc này thì hãy cứ làm đi. Nhưng hãy nói với người bạn đời của mình về việc bạn cảm thấy như thế nào về công việc quá tải của mình, chứ đừng đem ra so sánh với công việc của họ.
- Biết những gì vợ (chồng) thực sự muốn
Theo Tobak, các nhà lãnh đạo thành công khi họ tìm hiểu điều gì có thể thuyết phục đối tác làm ăn của mình và tìm ra những gì có lợi cho đôi bên, gây dựng mối quan hệ làm ăn tốt đẹp, bền vững, nhưng ở nhà chúng ta có xu hướng quên điều đó. Do đó, dành một chút thời gian để tìm hiểu suy nghĩ, sở thích của đối phương được coi là một cách quan tâm và cũng sẽ giúp bạn xoa dịu họ dễ dàng hơn.
- Học tập từ các tiền bối trên thế giới
Nhiều CEO nổi tiếng giàu có trên khắp hành tinh như Jeff Bezos, Bill Gates... đều có cuộc sống hôn nhân viên mãn. Họ luôn hạnh phúc và dành thời gian cho người thân nhiều nhất có thể. Dù là người giàu nhất thế giới, sau bữa tối với gia đình, Jeff Bezos vẫn thường xuyên rửa bát giúp vợ. Họ cũng có lịch trình hàng ngày hết sức bình thường. Để dành nhiều thời gian với gia đình, Bezos không bao giờ xếp lịch họp vào buổi sáng. Chia sẻ về việc học tập của 4 con, cặp đội vợ chồng này luôn cố gắng sắp xếp các hoạt động như du lịch ngoài mùa, thí nghiệm nhà bếp, học tiếng Trung, chương trình toán Singapore cùng nhiều câu lạc bộ và chơi thể thao với bạn bè hàng xóm.