Giáo dục Việt Nam chuyển mình với chương trình đào tạo đối sánh quốc tế

11/01/2023 17:30 PM | Sống

Toàn cầu hóa leo thang, thị trường lao động chuyển biến không ngừng. Bối cảnh này đặt các doanh nghiệp trước yêu cầu thay đổi liên tục và nhân lực cũng không ngoại lệ.

Nhận thấy nhu cầu bức thiết của việc trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức, kỹ năng đáp ứng tiêu chí thị trường, ĐH Văn Lang đã chuyển mình theo định hướng ĐH Việt Nam chuẩn quốc tế.

Sinh viên Việt Nam chưa tự tin hội nhập môi trường quốc tế

Bối cảnh của thị trường lao động đã và đang chuyển biến chóng mặt, đặc biệt là dưới tác động của sự phát triển công nghệ. Sự dịch biến này càng mạnh mẽ hơn trong 2 năm 2020, 2021 khi đại dịch Covid-19 càn quét. Người lao động phải đối diện với sự chuyển biến nhanh chóng sang môi trường hybrid, làm việc nhiều hơn trên nền tảng công nghệ, học các khái niệm mới như AI, machine learning. Họ cũng phải thẳng thắn chấp nhận sự thật rằng, vị trí của mình có thể bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo, robot… Do đó việc upskill (cải thiện kỹ năng), re-skill (nâng cao kỹ năng) trở thành nhu cầu tất yếu cho nhân lực chất lượng cao, để gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Chủ đề này cũng đã được tiếp cận trong buổi tọa đàm mới đây tại sự kiện Công bố Nhận diện thương hiệu của trường Đại học Văn Lang. Bà Huỳnh Thị Xuân Liên - thành viên HĐQT PNJ, một trong những khách mời đã chia sẻ: "Mọi thứ thay đổi quá nhanh khiến những gì vừa mới biết, đôi lúc chưa kịp biết đã trở thành lỗi thời". Bà đánh giá: "Khả năng tư duy mở để học hỏi cái mới, biết chọn cái để học, áp dụng cái học được vào công việc nhanh chóng và hiệu quả vẫn cần nhưng chưa đủ. Khả năng, óc quan sát những gì xảy ra xung quanh ta trước khi đến với 3 điều kia rất quan trọng. Chúng ta cần linh động với thời cuộc để có thể nhanh chóng xoay chuyển tình thế".

Bà Phan Tú Quyên (Giám đốc điều hành Microsoft Việt Nam) cũng đồng thuận với quan điểm này và khẳng định, ở Microsoft, việc thường xuyên cải thiện tư duy, kỹ năng là yếu tố sống còn. Từ những chia sẻ này, có thể nhận thấy rõ sự "vênh" giữa nhu cầu nguồn nhân lực quốc tế từ phía doanh nghiệp và chất lượng sinh viên được đào tạo ra thị trường. Theo thống kê của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, mỗi năm cả nước có 38% sinh viên mới ra trường và không có định hướng nghề nghiệp cụ thể. Sinh viên Việt chưa chuẩn bị đủ để bước vào môi trường quốc tế.

ĐH Văn Lang chuyển mình, đào tạo nguồn nhân lực tương lai chất lượng cao

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ nhân lực mới, trường ĐH Văn Lang đã quyết tâm thay đổi. Mới đây (22/12), ĐH Văn Lang đã tổ chức sự kiện Công bố Nhận diện thương hiệu Văn Lang và những chuyển biến mới theo định hướng ĐH Việt Nam chuẩn quốc tế.

Ông Nguyễn Cao Trí – Chủ tịch hội đồng quản trị trường Đại Học Văn Lang đã chia sẻ về quyết định này: "Giáo viên, giảng viên phải thay đổi cách tiếp cận vấn đề/giảng dạy với học sinh, sinh viên. Thay vì truyền tải kiến thức, phải phát triển được cho học sinh, sinh viên năng lực nền tảng. Thay vì truyền đạt kiến thức, phải truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên tìm tòi khám phá, thay vì dạy và học rộng mà nông, hàn lâm, cần chú trọng học sâu và hướng đến giải quyết các vấn đề tồn đọng của xã hội". Theo đó, ông Nguyễn Cao Trí nhấn mạnh vào việc đào tạo các sinh viên có Growth Mindset (Tư duy tăng trưởng) và Critical Thinking (Tư duy phản biện), để có thể đào sâu gốc rễ, phản biện vấn đề và cải thiện mỗi ngày đáp ứng nhu cầu năng lực cạnh tranh và nhân lực chất lượng cao.

Cũng theo ông Cao Trí trường đã có lộ trình rất rõ ràng và cụ thể cho từng năm một để đến 2030, Văn Lang trở thành một trong những trường được ngưỡng mộ nhất ở châu Á: "Lộ trình này đã bắt đầu từ trước khi Văn Lang thay đổi nhận diện. Tới nay, ĐH Văn Lang đã phát triển chương trình học đối sánh với chương trình của các đại học top 100-200 thế giới, đạt các tiêu chuẩn kiểm định quốc tế. Sinh viên trường ĐH Văn Lang được học kỹ năng mềm tương ứng với bộ kỹ năng thế kỷ 21".

Giáo dục Việt Nam chuyển mình với chương trình đào tạo đối sánh quốc tế - Ảnh 1.

Trường ĐH Văn Lang công bố định hướng mới: Đại học Văn Lang. Đại Học Việt Nam chuẩn quốc tế.

Trường đã thành lập Viện Ngôn ngữ với sứ mệnh nâng chuẩn tiếng Anh đầu ra tương đương IELTS 6.0, Trung tâm phát triển năng lực sinh viên giúp các em phát triển thêm những năng lực cần thiết như tư duy tăng trưởng, phương pháp nghiên cứu, kỹ năng tư duy phức tạp… (bên cạnh những năng lực chuyên môn). Quá trình mở rộng, hợp tác quốc tế cũng được đẩy mạnh với 30 chương trình liên kết quốc tế, đưa chương trình đào tạo 100% từ các trường hàng đầu thế giới về giảng dạy tại ĐH Văn Lang, kiến tạo môi trường chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam.

Bám đuổi định hướng mới, các kỹ năng mềm cũng được trường chú trọng. Theo đó, hơn 700 sự kiện hoạt động văn hóa nghệ thuật xã hội, cùng với các dự án phục vụ cộng đồng theo mô hình học tập service learning, giáo dục thể chất được đào tạo bài bản bởi các kiện tướng cũng đã được tổ chức.

Giáo dục Việt Nam chuyển mình với chương trình đào tạo đối sánh quốc tế - Ảnh 2.

Sinh viên thực hành bộ môn bơi lội tại hồ bơi chuẩn Olympic của trường

Trường ĐH Văn Lang cũng đầu tư hệ thống cơ sở vật chất chuẩn QS5* quốc tế hiện đại, đáp ứng tiêu chí khắt khe không chỉ trong việc dạy và học mà còn là các hoạt động nghiên cứu, giao lưu học thuật để thu hút các nghiên cứu viên không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới.

Giáo dục Việt Nam chuyển mình với chương trình đào tạo đối sánh quốc tế - Ảnh 3.

Phòng Lab khoa Răng Hàm Mặt - mô phỏng phòng khám thực tế, phục vụ nhu cầu thực hành của sinh viên

Kết thúc quá trình học tập tại ĐH Văn Lang, các sinh viên không chỉ nắm vững kiến thức, có khả năng áp dụng thành thạo mà được trang bị "growth mindset" (tư duy tăng trưởng) để không ngừng học tập và hoàn thiện bản thân và "critical thinking" (tư duy phản biện). Đó là nền tảng để họ thường xuyên upgrade (cải thiện và hoàn thiện) con người, upskill (cải thiện kỹ năng), đáp ứng nhu cầu nhân lực cho môi trường làm việc có yếu tố quốc tế và tự tin trước những dịch chuyển, biến động linh hoạt của thị trường.

Để biết thêm chi tiết về các hoạt động của Đại học Văn Lang, vui lòng truy cập:

https://www.vlu.edu.vn/.

Ánh Dương

Cùng chuyên mục
XEM