Giải pháp chống cháy thụ động: Chống cháy lan, giảm nỗi lo ‘bà hoả’ ghé thăm

16/09/2023 13:09 PM | Xã hội

Dù trên thị trường hiện nay, các vật liệu chống cháy đã được áp dụng trong nhiều công trình, nhưng theo nhiều chuyên gia xây dựng cho biết nếu chỉ sử dụng những sản phẩm này một cách đơn lẻ, chắp vá thì sẽ khó tạo thành một cấu kiện chống cháy lan hoàn chỉnh.

Theo Bộ Công an, tính đến thời điểm tháng 6/2023, trên cả nước có 8.114 công trình tại 51 tỉnh, thành phố chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC), chưa khắc phục đầy đủ yêu cầu an toàn PCCC theo quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD nhưng đã đưa vào sử dụng. Theo QCVN 06:2021/BXD, nhà chung cư, nhà ký túc xá, công trình công cộng, nhà sản xuất và nhà kho phải tuân thủ quy định thiết kế và đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy. 

Cũng theo QCVN 06:2022/BXD, cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa và giảm thiểu tính nghiêm trọng của vụ cháy là kết hợp cả hai phương pháp chống cháy chủ động và chống cháy thụ động. Hệ thống chống cháy chủ động là sử dụng các biện pháp kỹ thuật gồm tất cả các hệ thống, trang thiết bị, được lắp đặt và được kích hoạt để dập tắt lửa khi xảy ra sự cố cháy. Hệ thống chống cháy thụ động là biện pháp kỹ thuật từ bên trong kết cấu nhằm giảm thiểu nguy cơ thiệt hại do hỏa hoạn và thường được thực hiện ngay từ khi thi công công trình. Đây được xem là giải pháp rất quan trọng, không chỉ làm chậm sự lan nhanh của lửa và khói từ khu vực này sang khu vực khác, mà còn giúp cho công tác PCCC có thêm thời gian triển khai, khoanh vùng, dập tắt nguồn cháy, kéo dài thời gian vàng để giúp người bị nạn ra thoát thân an toàn.

Nếu hệ thống chống cháy chủ động được xem như bước "chữa cháy" nhằm dập tắt ngay tức khắc, thì hệ thống chống cháy bị động là bước "phòng cháy" nhằm hạn chế sự lan nhanh của ngọn lửa, hỗ trợ kéo dài thời gian cho công tác cứu hộ và chữa cháy. Vì thế, việc sử dụng nhất quán các giải pháp chống cháy thụ động tích hợp là cần thiết và cấp bách để giảm thiểu rủi ro, bảo vệ cuộc sống của mọi người, tài sản của họ và môi trường. 

Làm sao để chống cháy lan?  

Quy chuẩn QCVN 06 quy định cụ thể tại điều 4.12 QCVN 06:2021/BXD: "Khi bố trí các đường ống kỹ thuật, đường cáp đi xuyên qua các kết cấu tường, sàn, vách, thì chỗ tiếp giáp giữa các đường ống, đường cáp với các kết cấu này phải được chèn bịt hoặc xử lý thích hợp để không làm giảm các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy theo yêu cầu của kết cấu".

Thực tế cho thấy, trong phòng tránh cháy lan tại công trình hiện hay, nhiều chủ đầu tư và nhà thầu đang đầu tư rất nhiều vào các vật liệu chống cháy lớn như cửa, vách ngăn, đường ống,... nhưng lại bỏ sót những khe hở giữa các vật liệu hay giữa các đường ống, đường cáp. Khi các khe hở này không được để tâm chống cháy sẽ tạo nên những điểm yếu cho toàn cấu kiện chống cháy của công trình. Lửa và khói sẽ nhanh chóng tấn công và lan sang các khu vực khác thông qua các khe hở này. Ngay cả khi "chữa cháy" bằng cách sử dụng các phương pháp truyền thống như tôn dày 1 - 2mm hoặc phủ sơn chống cháy lên bông khoáng để chèn vào các khe hở cũng vừa không mang lại hiệu quả, vừa tốn kém thời gian và chi phí. 

Giải pháp chống cháy thụ động giúp chống cháy lan từ Sika  - Ảnh 1.

Hoàn thiện kết cấu chống cháy lan với hệ giải pháp chống cháy thụ động từ Sika.

Để giải quyết vấn đề đó, các giải pháp chống cháy thụ động của Sika Việt Nam được thiết kế để bịt kín các lỗ hổng, khe hở - yếu điểm của các công trình. Cụ thể, sản phẩm trám khe chống cháy sẽ chèn kín các khe hở trong hệ kiến trúc (khe sàn với tường, sàn với đỉnh đầu tường,...) và lỗ mở của các thiết bị đi xuyên tường, sàn trong hệ cơ điện (ống nước, máng cáp, ống gió), qua đó duy trì khả năng chống cháy của tường, sàn và vách ngăn. Đây chính là các điểm xung yếu mà nếu không xử lý triệt để, khả năng phát tán, lan nhanh của ngọn lửa, sức nóng, khói và chất độc vào các phòng và khu vực liền kề là rất cao – trong trường hợp xấu nhất - có thể dẫn đến lan truyền lửa không kiểm soát được trong toàn bộ toàn bộ tòa nhà. 

Chia sẻ về hệ giải pháp chống cháy bị động của doanh nghiệp, Ông Jacobo Perez Polaino, Tổng Giám đốc Sika Việt Nam nhận định: "Tất cả chúng ta đều hiểu được sự vất vả và nguy hiểm mà các chiến sĩ PCCC phải đối phó trong mỗi nhiệm vụ. Bằng việc ứng dụng công nghệ hiện đại, hệ giải pháp chống cháy bị động của Sika không chỉ bảo vệ công trình khỏi những tổn hại trong sự cố, mà còn hỗ trợ bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người dân". 

3 nhóm giải pháp chống cháy thụ động từ Sika 

Nhóm giải pháp thứ nhất là hệ thống trám và chèn khe chống cháy dùng cho khe tuyến tính hay quanh cấu trúc xuyên sàn tường. Để thi công hệ thống trám khe chống cháy hiệu quả giúp hoàn thiện khe tuyến tính chống cháy, chúng ta có thể tiếp cận theo 3 hướng. 

Cách phổ biến nhất là sử dụng keo trám khe chống cháy như Sikaflex®-400 Fire kết hợp với thanh chèn khe PE tiêu chuẩn làm bằng chất liệu polyethylene thông thường. Sikaflex®-400 Fire là keo trám khe chống cháy gốc PUR tích hợp công nghệ I-cure. Sikaflex®-400 Fire được dùng để trám, chèn bịt các khe nối và khe co giãn cho mục đích chống cháy trên bề mặt xốp và bề mặt nhẵn, thích hợp sử dụng cho khe bê tông trong nhà và ngoài trời. Được sản xuất theo nhiều tiêu chuẩn đặc biệt, Sikaflex®-400 Fire được đánh giá là sản phẩm hoàn thiện cấu kiện chống cháy lan với khả năng chống cháy lên đến 4 giờ theo tiêu chuẩn AS 1530.4 và tiêu chuẩn EN 1366-4. 

Giải pháp chống cháy thụ động giúp chống cháy lan, giảm nỗi lo ‘bà hoả’ ghé thăm  - Ảnh 2.

Sikaflex®-400 Fire là chất trám khe đàn hồi, gốc polyurethane, 1 thành phần, có khả năng chống cháy lên đến 4 giờ theo tiêu chuẩn AS 1530.4 và tiêu chuẩn EN 1366-4.

Cách thứ hai là sử dụng thanh chèn khe chống cháy Sika® Backer Rod Fire với thành phần là vật liệu chống cháy vô cơ như bông khoáng, kết hợp với chất trám khe tiêu chuẩn gốc PUR thông thường. Trong trường hợp này, khả năng chống cháy lan của khe tuyến tính được cung cấp bởi thanh chèn khe chống cháy và chất trám khe được sử dụng để khử dịch chuyển hạn chế, đảm bảo độ kín nước và cung cấp bảo vệ cơ học. 

Sika® Backer Rod Fire là thanh chèn khe chống cháy được cấu thành từ bông khoáng và được bọc bằng sợi thủy tinh, giúp chèn kín khe nối giữa các vật liệu chống cháy trong các kết cấu ngang và dọc tòa nhà. Sử dụng Sika® Backer Rod Fire trong thi công kết hợp với Sikaflex® PRO-3, Sikaflex®-250 Facade hoặc Sikaflex® 140 Construction giúp tăng cường hiệu quả chống cháy. Do tính chuyên môn cao trong thi công sản phẩm, Sika® Backer Rod Fire cần được thực hiện bởi các nhà thi công chuyên nghiệp

Giải pháp chống cháy thụ động giúp chống cháy lan, giảm nỗi lo ‘bà hoả’ ghé thăm  - Ảnh 3.

Sika® Backer Rod Fire là một thanh lót dạng tròn, có thể nén được, được làm từ bông khoáng được bọc bằng sợi thủy tinh.

Cách thứ 3 là bịt kín mối nối bằng foam trương nở chống cháy dạng bọt. Cách này chỉ được khuyến nghị thực hiện tại các khe nối, ít dich chuyển, không tiếp xúc với nước, tia cực tím hoặc ít bị tác động cơ học.

Nhóm giải pháp thứ hai, là các sản phẩm vữa, tấm chống cháy dùng cho các lỗ mở xuyên tường xuyên sàn trong hệ kiến trúc và hệ cơ điện. Giải pháp này giúp ngăn cháy lan cho cáp, thang cáp và ống kim loại trong các lỗ mở trên tường cỡ vừa, cỡ lớn và các lỗ mở trên sàn; ngăn cháy lan cho các vị trí xuyên tường, sàn đơn lẻ đa thành phần phức tạp; các vị trí xuyên tường, sàn đa nhiệm cỡ vừa và lớn trong các vật liệu nền khác nhau như tường gạch, bê tông... Với nhóm giải pháp này, sản phẩm phù hợp nhất để chống cháy là Sikacrete 632 Fire, SikaSeal 626 Fire Board, Sikacryl 625 Fire +.

Nhóm giải pháp thứ ba là các sản phẩm có phản ứng trương phồng khi gặp lửa dùng cho cổ ống xuyên tường, xuyên sàn. Khi nhiệt độ tăng cao, sản phẩm sẽ được kích hoạt bằng cách trương phồng và bịt kín các khe hở nhỏ, đảm bảo độ kín khít trên toàn bộ mặt để ngăn lửa và khói độc lan sang các khu vực khác. Để đảm bảo cơ chế hoạt động trên, SikaSeal 627 Fire Collar hay SikaSeal 629 Fire wrap là những gợi ý phù hợp dành cho các kỹ sư, chủ đầu tư và nhà thầu. 

Giải pháp chống cháy thụ động giúp chống cháy lan từ Sika  - Ảnh 2.

Bộ giải pháp chống cháy thụ động của Sika

Giải pháp này vừa giải quyết câu chuyện tiến độ, vừa nâng chuẩn hệ thống cháy lan cho các công trình, đồng thời thay đổi ý thức phòng cháy hơn chữa cháy cho nhiều người. Bộ 3 giải pháp đã được áp dụng cho nhiều công trình trên thế giới và được chứng thực hiệu quả bởi các cơ quan có thẩm quyền trên toàn thế giới: cULus Listed, Fm Approved, bsi, Warrington Certification, EOTA, UL EU, Standard Australia.


Phong Lê

Cùng chuyên mục
XEM