Giấc ngủ quan trọng lắm, đừng tàn phá nó bằng những thói quen ai cũng mắc phải này

17/10/2016 21:14 PM | Sống

Là một trong những yếu tố quan trọng nhất của con người, giấc ngủ không những mang tới cho con người năng lượng mà nó còn tăng năng suất làm việc cũng như mang theo nhiều ý tưởng mới.

Một giấc ngủ thật ngon vào buổi tối là điều rất quan trọng với con người, nó sẽ giúp bạn sạc lại năng lượng để chuẩn bị cho ngày mới, tập trung hơn, tăng cường năng suất làm việc và nó chính là chìa khoá gợi mở cho những khả năng, ý tưởng mới.

Mặc dù vậy, không phải ai cũng có cho mình được một giấc ngủ ngon đúng nghĩa, đôi khi con người bị mất ngủ hoặc có những giấc ngủ đứt quãng. Vậy, phải làm sao để cải thiện giấc ngủ quan trọng này? Xem ra nó đơn giản hơn nếu bạn chấm dứt những thói quen tàn phá giấc ngủ dưới đây.

Bỏ tập thể dục

Mặc dù vậy, đừng tập những bài tập quá nặng vì đôi khi nó sẽ làm bạn khó ngủ hơn.
Mặc dù vậy, đừng tập những bài tập quá nặng vì đôi khi nó sẽ làm bạn khó ngủ hơn.

Nếu như bạn chưa tập thể dục, hãy làm nó đi và nếu bạn đã tập rồi thì đừng quên duy trì nó mỗi ngày. Chỉ với hoạt động tập thể dục đơn giản trong 10 tới 15 phút, bạn có thể có thêm cho mình 45 phút ngủ đúng nghĩa vào ban đêm.

Ăn muộn

Nếu ăn một bữa ăn trong khoảng 2 tiếng trước khi ngủ, không những bạn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tiêu hoá mà nó còn khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng.

Có một bữa ăn trước khi đi ngủ sẽ khiến hệ tiêu hoá hoạt động liên tục, thay vì chúng nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng chuẩn bị cho một ngày mơi. Đây cũng là lý do tại sao nếu quá no chúng ta sẽ cảm thấy rất khó ngủ, hãy để cơ thể tiêu hoá tốt thức ăn, cho bụng dạ thời gian nghỉ ngơi trước khi bước vào ngày mới.

Suy nghĩ quá nhiều

Khi màn đêm buông xuống, đầu óc chúng ta có xu hướng suy nghĩ nhiều hơn. Lý do là vì sự yên lặng của màn đêm khiến ta tập trung hơn và các ý tưởng ùa về. Thế nhưng, đây là lúc để đi ngủ chứ không phải lúc làm việc, hãy đưa hết những suy nghĩ trong đầu ra một tờ giấy và tiếp tục ngẫm nó trong ngày mới.

Nếu không làm việc này, trong quá trình ngủ bạn vẫn sẽ tiếp tục suy nghĩ về việc làm mình bận tâm. Lý do là vì bạn muốn nhớ đến nó chứ không phải quên béng nó vào sáng hôm sau.

Việc viết mọi thứ ra giấy không những giúp bản thân an tâm hơn về quản lý suy nghĩ mà nó tất nhiên giúp bạn tiếp tục làm việc vào ngày hôm sau.

Dùng smartphone quá nhiều trước khi đi ngủ

Màn hình smartphone phát ra một ánh sáng với tên gọi "ánh sáng xanh", các nhà khoa học coi đây là loại ánh sáng không tốt, nó làm ảnh hưởng thị giác cũng như giảm quá trình sản xuất hormone melatonin, một hormone giúp hình thành giấc ngủ.

Trước khi đi ngủ 30 phút, bạn cần loại bỏ toàn bộ các thiết bị điện tử, để đèn ngủ thật dịu để sẵn sàng cho việc đi ngủ. Một số nghiên cứu cho rằng ánh sáng từ các thiết bị điện tử hay bóng đèn bình thường "lừa" não bộ rằng trời đang sáng nên sẽ rất khó để ngủ khi có đèn.

Làm việc trên giường

Có nhiều người sở hữu thói quen làm việc ngay trên giường cho tới lúc mệt sẽ lăn ra ngủ. Hãy dừng nó lại ngay, đây là chỗ để ngủ chứ không phải chỗ để làm việc.

Không những ánh sáng từ laptop làm ảnh hưởng đến mắt, tư thế ngồi lệch lạc làm ảnh hưởng đến xương khớp mà theo suy nghĩ của bạn, giường trở thành nơi làm việc chứ không phải nơi nghỉ ngơi. Não bộ từ đó sẽ gượng ép chiếc giường với sự tập trung làm việc chứ không phải chỗ nghỉ ngơi thông thường.

Hãy phân định rõ ràng nơi làm việc, đừng làm việc trên giường và hãy tắt máy tính, thiết bị điện tử 30 phút trước khi đi ngủ.

Uống rượu hoặc bia gần lúc đi ngủ

Tưởng như cồn sẽ khiến ta dễ ngủ hơn, thực tế là những người uống rượu say sẽ rất khó ngủ. Theo tổ chức nghiên cứu sức khoẻ NIH, uống rượu bia trước khi đi ngủ làm giảm thời lượng REM của giấc ngủ. (giấc ngủ sâu và phục hồi năng lượng nhiều nhất)

Thời lượng REM giảm dẫn tới ngủ không sâu giấc, bạn có cảm giác là mình ngủ nhiều nhưng thực tế cơ thể không phục hồi được mấy năng lượng do mới chỉ đạt được giấc ngủ nông. Thời lượng REM cao sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn khi thức giấc.

Uống cà phê vào chiều muộn hoặc tối

Có lẽ không khó hiểu về vấn đề này, cà phê tiếp cho con người năng lượng mỗi khi chúng ta cần thiết và chúng cần tới 6 giờ để có thể hấp thụ hoàn toàn. Uống cà phê sát giờ ngủ sẽ khiến chúng ta không muốn nhắm mắt, người vẫn còn năng lượng và cơ thể từ chối đi ngủ.

Việc sử dụng cà phê không hợp lý dẫn tới tình trạng loạn giờ sinh học, hãy điều chỉnh thật hợp lý lượng cà phê cũng như thời gian uống cà phê trong ngày. Đừng bao giờ uống cà phê trong khoảng 6 tiếng trước khi đi ngủ kẻo mất thêm nhiều thời gian phục hồi đó.

Ngủ nướng ngày trước đó

Được biết tới giống như hiệu ứng lệch múi giờ, những người ngủ nướng ngày hôm trước rất dễ gặp tình trạng khó ngủ ngày hôm sau. Nhiều người gặp phải tình trạng thay đổi giờ sinh học hoàn toàn chỉ vì ngủ nướng.

Để tránh gặp phải vấn đề này, tốt nhất bạn nên duy trì thời gian đi ngủ và thời gian thức giấc đồng nhất với các ngày khác nhau trong tuần. Không những nó giúp bạn thức giấc, đi ngủ dễ hơn mà đồng hồ sinh học cố định sẽ giúp bạn làm mọi việc hiệu quả, lịch trình hơn.

Làm việc không điều độ

Giống với vấn đề trên, làm việc không điều độ cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ. Điều độ ở đây nói về thời gian biểu bạn làm mỗi công việc, càng làm nó có thứ tự bạn sẽ càng dễ ngủ hơn. Nếu có những thói quen, hãy làm nó đúng giờ.

Van Vu

Cùng chuyên mục
XEM