Gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến Alibaba đang phải đi xây cửa hàng giống Apple Store

11/11/2016 16:21 PM | Công nghệ

Ngoài Alibaba, nhiều công ty công nghệ lớn của Trung Quốc cũng đang phải chạy theo xu hướng "gạch và vữa".

Alibaba đang thắng lớn trong ngày mua sắm Độc thân, với doanh thu 9,3 tỷ USD chỉ sau 2 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên ở một diễn biến khác, gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc đang phải xây dựng những cửa hàng giống như Apple Store. Đó là những cửa hàng được xây từ gạch và vữa, chứ không phải những cửa hàng bán lẻ trên trang web.

Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc đang gặp vấn đề

Nhà đồng sáng lập Alibaba, tỷ phú Jack Ma cũng đã từng gây bất ngờ khi tuyên bố: “Thương mại điện tử thuần túy sẽ sớm phải đối mặt với những thách thức to lớn. Trong những năm tới, chúng tôi sẽ thay đổi ngành công nghiệp bán lẻ này, bằng cách kết hợp giữa các hình thức online, offline, vận chuyển và dữ liệu khách hàng”.

Thị trường thương mại điện tử tại Trung Quốc đang bắt đầu có dấu hiệu thay đổi, sau nhiều năm liền tăng trưởng thần tốc. Tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng internet tại Trung Quốc đã từng có lúc đạt mức 2 con số, nhưng giờ đây nó đang dần bị san phẳng. Thị trường thương mại điện tử cũng bị ảnh hưởng bởi điều đó và sẽ chững lại trong vài năm tới.

Liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng Jack Ma vẫn nhận thấy những vấn đề ở phía trước.
Liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng Jack Ma vẫn nhận thấy những vấn đề ở phía trước.

Giám đốc điều hành Daniel Zhang của Alibaba cũng đã từng khẳng định rằng tương lai của thương mại điện tử là sự kết hợp chặt chẽ với các hoạt động bán lẻ tại cửa hàng. “Kết hợp giữa hình thức online và offline sẽ là trải nghiệm liền mạch, không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn với cả hoạt động kinh doanh của công ty”, ông Zhang cho biết.

Trong nửa cuối năm 2015, khoảng 30% số lượng smartphone bán ra tại Trung Quốc là được đặt hàng trực tuyến trên internet. Tuy nhiên, trong sáu tháng đầu năm 2016 con số này đã giảm xuống chỉ còn 20%.

Tất cả cho thấy mô hình kinh doanh thương mại điện tử mà phụ thuộc hoàn toàn vào hình thức online, không phải mô hình hoàn thiện nhất và vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Không phải tự dưng mà Amazon cũng phải mở cửa hàng bán sách của riêng mình, trong khi hoạt động bán lẻ trực tuyến vẫn đang rất tốt.

Mô hình hoàn thiện nhất chính là Apple Store

Việc xây dựng các cửa hàng bán lẻ thực tế, đó là sự sao chép y hệt mô hình kinh doanh của Apple. Hãng điện thoại này vẫn cho phép đặt hàng và mua hàng trực tuyến trên trang web, nhưng cũng có một hệ thống cửa hàng Apple Store trải khắp toàn cầu. Tại đó, người tiêu dùng có thể được trải nghiệm, đánh giá, so sánh các sản phẩm hoặc đặt câu hỏi và nhờ tư vấn từ nhân viên bán hàng.

Trải nghiệm là thứ mà người tiêu dùng muốn, trước khi quyết định rút ví tiền.
Trải nghiệm là thứ mà người tiêu dùng muốn, trước khi quyết định rút ví tiền.

Thị trường Trung Quốc đang phát triển với tốc độ rất nhanh, kéo theo yêu cầu của khách hàng cũng thay đổi. Khi người tiêu dùng chấp nhận bỏ ra một số tiền lớn cho một món đồ công nghệ, họ có yêu cầu cao hơn và muốn so sánh, cũng như cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước việc rút tiền ra khỏi ví.

Các cửa hàng trực tuyến không thể đáp ứng được những nhu cầu mới này của khách hàng. Thay vào đó, chỉ có các cửa hàng thực tế với sản phẩm được trưng bầy, cho phép khách hàng trải nghiệm, nhận được tư vấn mới đủ để đáp ứng nhu cầu cao đó.

Apple đã kết hợp cả 2 mô hình bán hàng online và offline một cách thành công nhất. Số lượng Apple Store khổng lồ và xuất hiện trên toàn cầu cũng là một hình thức quảng bá thương hiệu rất mạnh mẽ. Đáp ứng được tất cả nhu cầu của khách hàng, tất nhiên Apple sẽ thành công.

Các công ty công nghệ Trung Quốc bắt đầu chạy theo xu hướng “gạch và vữa”

Có một xu hướng mà các công ty công nghệ tại Trung Quốc, những công ty chuyên bán sản phẩm trực tuyến, đang chạy theo đó là “gạch và vữa”. Không chỉ Alibaba, mà hãng sản xuất drone DJI cũng lần đầu tiên phải xây dựng một cửa hàng trưng bầy và trải nghiệm sản phẩm.

Thứ mà Xiaomi cần sao chép là mô hình kinh doanh và các cửa hàng giống Apple Store.
Thứ mà Xiaomi cần sao chép là mô hình kinh doanh và các cửa hàng giống Apple Store.

Xiaomi cũng bắt đầu phải hợp tác với các hãng bán lẻ khác, để những chiếc smartphone của mình có thể xuất hiện trong các cửa hàng là nơi mà người tiêu dùng có thể trải nghiệm. Không chỉ vậy, Xiaomi cũng đã lên kế hoạch xây dựng hơn 1.000 cửa hàng tại Trung Quốc với mô hình giống với Apple Store.

Huawei nhanh chân hơn khi đã sẵn sàng với hệ thống 515 cửa hàng trên khắp Trung Quốc và còn hợp tác với nhiều hãng bán lẻ khác. Phó Chủ tịch mảng kinh doanh, ông Colin Giles cho rằng xu hướng “gạch và vữa” là tất yếu: “Người tiêu dùng Trung Quốc đang tìm đến những trải nghiệm mua sắm cao cấp. Do đó bạn không thể bỏ qua xu hướng tất yếu này”.

Cùng chuyên mục
XEM