Echoist là kiểu người gì? Vì sao đây là hội chứng đáng sợ không kém so với ái kỷ mà dân công sở hay mắc phải?

03/08/2020 20:35 PM | Sống

Những người Echoist cũng sống khép kín, thiên về tâm hồn song họ lại chẳng thể gọi là kiểu hướng nội. Nếu không phát hiện kịp thời, rất có thể bạn sẽ chịu nhiều tổn thương do chính mình gây nên.

Nếu chúng ta không biết cách cân bằng giữa công việc và đời sống thì rất có khả năng bạn sẽ gặp phải vấn đề về thể chất lẫn tinh thần. Trước hết là thể chất, đó có thể là bệnh về đường ruột, não bộ... khi ngồi quá lâu trên ghế, hoặc là bệnh về mắt nếu nhìn vào màn hình liên tục không nghỉ.

Còn với mặt tinh thần, các hội chứng chốn công sở giống như cơn ác mộng luôn dày vò chị em ngày này qua tháng nọ. Một trong những kiểu hội chứng mà nhiều người hay gặp là Echoist - đánh mất chính mình. Cùng vén màn bí mật những điều có thể bạn chưa biết về kiểu người Echoist nhé!

Echoist là kiểu người như thế nào?

Thuật ngữ "Echo" trong tiếng Anh là "tiếng vọng". Nó giống như lúc hát karaoke và âm thanh của bạn sẽ vang rộng hay hẹp tùy thuộc vào điều chỉnh của nút Echo. "Echoist" ra đời từ ẩn dụ về việc tiếng vang cũng tựa như hành động của con người. Hiểu một cách đơn giản thì Echoist là những người giỏi trong việc đáp lại mong muốn của người khác, tuy nhiên họ phải hi sinh những giá trị của bản thân.

Echoist là kiểu người gì? Vì sao đây là hội chứng đáng sợ không kém so với ái kỷ mà dân công sở hay mắc phải? - Ảnh 1.

Echoist là hình thái đối lập so với ái kỷ - những người chỉ yêu bản thân mình, thậm chí Echoist còn tôn sùng và thầm mến mộ ái kỷ. Nói cách khác, Echoist là "người muốn cho", ái kỷ là "kẻ muốn nhận".

Tuy nhiên cái cách mà Echoist cho đi lại khiến chính bản thân họ mệt mỏi. Họ luôn luôn hạ mình kể cả khi bị người khác lợi dụng. Nếu có bị đắm chìm vào cảm xúc tiêu cực, họ cũng đổ lỗi lên chính bản thân bằng nhiều lời dằn vặt chẳng hạn như "Chắc là mình đáng vậy, là do mình không tốt..."

Echoist có giống người hướng nội không?

Câu trả lời là không hề. Dù cả hai đều có xu hướng sống khép kín song người hướng nội sẵn sàng kết bạn nếu họ tìm được một ai đó phù hợp. Tuy nhiên, Echoist lại xem việc kết bạn như một gánh nặng, họ lo lắng chẳng may mình không đáp ứng được nhu cầu của người khác thì sẽ tệ hại vô cùng.

Echoist là kiểu người gì? Vì sao đây là hội chứng đáng sợ không kém so với ái kỷ mà dân công sở hay mắc phải? - Ảnh 2.

Ngoài ra, người hướng nội biết thiết lập các ranh giới riêng. Họ biết bản thân nên giúp đỡ và cho đi các giá trị ở mức độ ra sao vừa đủ. Khác với Echoist chẳng hề đoái hoài đến bản thân và chỉ chăm chăm vào việc đem tới lợi ích cho mọi người xung quanh.

5 dấu hiệu cho thấy chị em công sở đang mắc phải hội chứng Echoist

Thứ nhất, hiển nhiên là bạn thù ghét bản thân, không cho chính mình một cuộc sống tự do tự tại. Bạn lắng nghe vấn đề của người khác mà chẳng chịu bày tỏ, chia sẻ về cá nhân.

Thứ hai, bạn luôn thấy mình phải có nghĩa vụ cho đi, giúp đỡ đồng nghiệp dù có thể đó chẳng phải bổn phận. Sẽ thật tủi hổ nếu bạn nhờ những người khác đối xử ngược lại với mình.

Echoist là kiểu người gì? Vì sao đây là hội chứng đáng sợ không kém so với ái kỷ mà dân công sở hay mắc phải? - Ảnh 3.

Thứ ba, các mối quan hệ với chị em là ưu tiên số 1, bạn đặt bản thân mình ở dưới cùng sau khi đã làm người khác thấy hài lòng.

Thứ tư, bạn có xu hướng đổ lỗi cho bản thân nếu làm cho người khác không hài lòng thay vì nhìn vào bản chất mối quan hệ.

Thứ năm, bạn đánh mất đi nội hàm của chính mình, cảm thấy vô vọng và mệt mỏi, song lại chẳng thể dừng lại việc đáp ứng nhu cầu của người khác.

Vậy dân công sở phải làm gì để thoát khỏi hội chứng Echoist đáng sợ này?

Trước hết, bạn cần học cách từ chối, nói KHÔNG nhiều hơn mỗi khi một ai đó nhờ vả. Đừng sợ mất lòng, nếu người khác nhờ bạn lần 1, họ sẽ tùy tiện nhờ vả thêm nhiều lần sau và mặc định bạn sẽ nhanh chóng chấp thuận.

Hãy hiểu sự thân thiết của các mối quan hệ mà đồng ý giúp đỡ theo khả năng. Đặt ra ranh giới cũng là một cách tương tự. Không một ai được bước qua rào cản đó, kể cả là người thân. Giới hạn này cũng sẽ cho bạn nhiều không gian, thời gian hơn để chiều chuộng, chăm sóc bản thân.

Echoist là kiểu người gì? Vì sao đây là hội chứng đáng sợ không kém so với ái kỷ mà dân công sở hay mắc phải? - Ảnh 4.

Một biện pháp khác là luôn có xu hướng bày tỏ mong muốn, nguyện vọng cho dù bạn thấy quá đáng. Bởi nếu không nói ra, làm sao những đồng nghiệp, sếp khác biết bạn đang cần gì đúng không nào? Nếu bạn im lặng thì họ mặc nhiên khẳng định bạn đang ổn và không cần sự giúp đỡ gì thêm.

Từ hôm nay hãy chú ý đến suy nghĩ, hành động của bản thân để không bị dằn vặt bởi hội chứng Echoist nhé!

Tham khảo MBG và Psychology Today

Minh Bùi

Cùng chuyên mục
XEM