Dương khí suy thì cơ thể yếu, bệnh: "Công tắc" để tăng dương khí mạnh mẽ chỉ trong 3 phút

12/10/2020 20:25 PM | Sống

Dương khí là khái niệm dưỡng sinh quan trọng của Đông y. Dương khí vượng thì cơ thể sung mãn, dương khí suy yếu thì cơ thể sinh ra nhiều bệnh. Đây là 7 "công tắc" nên bật sáng.

Theo góc nhìn của các chuyên gia sức khỏe Đông y thì dương khí ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe chúng ta. Nếu dương khí suy thì cơ thể sẽ có rất nhiều bệnh, từ nhẹ đến nặng. Nhưng tiếc rằng, người hiện đại lại có tỉ lệ thiếu dương khí cao do điều kiện sống đã thay đổi.

Làm sao để bổ sung dương khí là một câu hỏi mà nhiều người đang đi tìm câu trả lời. (Nguyên nhân và dấu hiệu thiếu dương khí xin đọc thêm tại đây ).

Nhà y học nổi tiếng triều đại nhà Tống (TQ) Đậu Tài hay còn có tên khác là danh y Biển Thước đã rất ủng hộ việc dưỡng sinh chú trọng dưỡng dương khí và viết rõ về vấn đề này trong cuốn sách "Biển thước tâm thư" trứ danh của mình.

Danh y Biển Thước cho rằng, từ xa xưa, hỗ trợ phát triển dương khí trong cơ thể có ba phương pháp: thứ nhất là đốt ngải (hơ điếu ngải lên các huyệt vị của cơ thể), thứ hai là thuốc viên (đan dược) và thứ ba là phụ tử (aconiti - 1 vị thuốc Đông y).

Trong đó, việc hơ điếu ngải có công dụng rất mạnh trong việc bồi đắp Dương khí của cơ thể. Trong cuốn sách Đông y nổi tiếng "Thần Nông bản thảo kinh" có ghi: "Ngải cứu có tác dụng làm ôn dương, ấm cung, tiêu trừ ẩm, thúc đẩy tuần hoàn máu".

Công thức để bào chế bài thuốc này bao gồm các nguyên liệu:

Hoàng tinh, Quả óc chó, Hạt sen, Hạt vừng, Mật ong. Hiện tại có những loại thuốc này bán sẵn và thông thường người bệnh có thể đi mua thay vì tự bào chế.

 Dương khí suy thì cơ thể yếu, bệnh: Công tắc để tăng dương khí mạnh mẽ chỉ trong 3 phút - Ảnh 1.

Vì sao các huyệt vị này được xem là "công tắc" có thể tăng dương khí mạnh mẽ?

Theo danh y Biển Thước, muốn cố dương, nâng cao dương khí thì cố gắng giữ ấm ở 7 huyệt vị, trong đó, kết hợp hơ ngải ở các huyệt vị này thì có thể giữ dương khí mạnh mẽ và dồi dào trong suốt mùa đông.

1, Huyệt Đại chùy

Huyệt Đại chùy là nơi gặp nhau của "Tam dương" và "Du kênh", nơi gặp nhau của Dương khí toàn thân. Việc xoa bóp hay bấm huyệt này cũng tương đương với việc bật công tắc chính "sưởi ấm" toàn bộ cơ thể.

Phương pháp thực hiện việc bấm huyệt:

Khi cúi đầu, chỗ lõm xuống dưới lồi cầu rõ nhất ở sau gáy chính là vị trí bấm.

Khi tắm tại nhà, bạn có thể để đầu vòi hoa sen hướng ra sau gáy và xả nước nóng liên tục vào vùng huyệt này cũng có thể giúp bạn cảm thấy ấm áp hơn. Sau khi thường xuyên tắm theo cách này cũng có thể giữ dương khí được trong suốt mùa lạnh.

Nói chung, cần lưu ý rằng thời gian tắm không nên quá lâu (không quá 20 phút), người gầy yếu hoặc mắc bệnh tim mạch cũng nên giảm thời gian cho phù hợp.

2, Huyệt Kiên tỉnh

Những người thường xuyên massage vai đều có kinh nghiệm trong việc tận dụng tác dụng tuyệt vời của huyệt vị này cho sức khỏe. Sau khi được bấm huyệt Kiên tỉnh, bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng rằng, không chỉ có sự thư giãn mạnh mẽ toàn thân mà còn giống như được sưởi ấm trong quá trình massage. Điều này là do khí và máu thông suốt và dương khí trong cơ thể chuyển động.

Đây là điều mà các danh y thường nói rằng, huyệt Kiên tỉnh chính là công tắc "sưởi ấm" ẩn trong vai của chúng ta.

Xoa bóp vai tốt không chỉ làm cho vai ấm hơn mà còn giảm đau vai gáy, giảm các triệu chứng nặng đầu, cứng cổ và các triệu chứng khác.

Cách thực hiện:

Người được xoa bóp ở tư thế ngồi, người thực hiện việc xoa bóp đứng phía sau, hai tay dang rộng, bốn ngón tay xếp vào nhau, đặt tự nhiên trên vai người đó, đồng thời bốn ngón tay và ngón cái dùng lực tương đối mạnh, làm động tác véo nhịp nhàng vào vai người được xoa bóp (người bệnh).

Cường độ không nên quá nặng và thời gian không quá lâu. Đặc biệt những người bị cao huyết áp hoặc các bệnh tim mạch, mạch máu não không nên quá lạm dụng huyệt vị này.

Bạn cũng có thể tự vòng 2 bàn tay của mình lên vai và tự xoa bóp huyệt Kiên tỉnh như là một cách để tự dưỡng sinh cho chính mình.

3, Huyệt Thần khuyết

Vào mùa lạnh, nhiều người trong chúng ta rất dễ bị cảm lạnh và tiêu chảy. Công tắc "sưởi ấm" ở vùng bụng chính là điểm rốn của chúng ta – huyệt Thần khuyết.

Cách bấm huyệt:

Huyệt Thần khuyết là huyệt chính để trường thọ, mỗi tối trước khi đi ngủ lấy tay xoa xoa lên rốn, ấn xoa luân phiên theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi thấy ấm, có thể làm ấm bụng, giúp cho da dẻ hồng hào, giảm đau bụng, trướng bụng, có khí trong bụng, phù nề, sưng tấy, kiết lỵ, sa dạ con và các triệu chứng khác.

 Dương khí suy thì cơ thể yếu, bệnh: Công tắc để tăng dương khí mạnh mẽ chỉ trong 3 phút - Ảnh 2.

4, Huyệt Dương trì

Như tên gọi, huyệt Dương trì là nơi tụ khí của Dương khí, nằm ở điểm giữa của các sọc ngang trên mặt sau cổ tay. Kích thích hay xoa bóp kỹ càng vào huyệt Dương trì có tác dụng rất lớn trong việc bồi đắp dương khí.

Cách thực hiện:

Nên thực hiện trong thời gian dài, thao tác êm dịu và chậm rãi, thực hiện xoa bóp vùng trên cổ tay với huyệt Dương trì theo cách xen kẽ (làm tay trái 1 lát rồi đổi sang tay phải) cũng có thể giảm triệu chứng lạnh tay rất tốt.

 Dương khí suy thì cơ thể yếu, bệnh: Công tắc để tăng dương khí mạnh mẽ chỉ trong 3 phút - Ảnh 3.

5, Huyệt năm: Lao cung

Một số bạn có thể nghĩ rằng nếu chỉ ấn huyệt Dương trì là không đủ, không sao cả, trong lòng bàn tay chúng ta có một huyệt đạo khác gọi là huyệt Lao cung.

Cách bấm huyệt:

Cách xác định vị trí của huyệt Lao cung cũng khá đơn giản, khi các ngón tay co và nắm lại thì đầu ngón tay giữa chính là vị trí của huyệt này.

Theo thuyết Ngũ hành thì huyệt Lao cung thuộc hỏa, có thể dùng các phương pháp ấn, xoa và các phương pháp khác xoa bóp theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, bấm mỗi huyệt khoảng 10 phút, ngày 2 - 3 lần, có thể làm ấm tay, giúp thanh nhiệt, an thần, dưỡng tâm, dễ ngủ.

 Dương khí suy thì cơ thể yếu, bệnh: Công tắc để tăng dương khí mạnh mẽ chỉ trong 3 phút - Ảnh 4.

6, Huyệt Túc tam lý

Khi phần trên cơ thể của bạn đã được chăm sóc, dưỡng dương khí tới mức ấm lên rồi thì phần dưới cơ thể sẽ phải làm gì để ấm đều lên?

Đây cũng là câu hỏi của nhiều người và đã được giải đáp trong cuốn sách Linh Khu (Lingshu) nổi tiếng: "Thiếu dương, thừa âm thì đường ruột bị lạnh và từ đó sẽ gây ra đau bụng… Điều chỉnh vấn đề này chính là sử dụng huyệt Túc tam lý".

Vào mùa thu và mùa đông, danh y Biển Thước thường xoa huyệt Túc tam lý để bổ sung nguyên khí và giữ ấm cho phần thân dưới, đặc biệt là 2 chi dưới.

 Dương khí suy thì cơ thể yếu, bệnh: Công tắc để tăng dương khí mạnh mẽ chỉ trong 3 phút - Ảnh 5.

Cách thực hiện:

Khi chân gập cong, bạn có thể thấy một xương nhỏ ở bên ngoài của khớp gối lồi ra cao hơn so với da chân bằng phẳng bình thường, đây là mắt đầu gối bên ngoài. Từ điểm này, đặt 4 ngón tay ngang từ mắt đầu gối bên ngoài xuống dưới thì chính là vị trí của huyệt Túc tam lý.

Khi xoa bóp, thông thường nên sử dụng ngón tay cái của bạn để day bấm tập trung vào huyệt Túc tam lý, dùng lực bấm theo chiều dọc, ấn xuống và day nhẹ từ từ.

Nắm tay hoặc mở bốn ngón tay còn lại để giữ vào chân - đóng vai trò hỗ trợ, đồng thời dùng lực phối hợp để kích thích tiếp cận hoàn toàn đến lớp sâu của mô cơ, tạo ra cảm giác hơi khó chịu, tê, sưng, đau. Giữ huyệt day trong vài giây, thả lỏng dần và lặp lại thao tác vài lần.

7, Huyệt Dũng tuyền

Nhiều người sợ nhất cái lạnh chân, ngay kể cả đi tất dày hay đi giày bông cũng không thể ấm được. Trong trường hợp này, dương khí của bạn đã rất thiếu hụt, hãy áp dụng thêm một cách nữa chính là bấm vào công tắc "sưởi ấm" cho đôi chân của chúng ta, đó chính là huyệt Dũng tuyền.

Huyệt Dũng tuyền nằm ở chính giữa lòng bàn chân, ở chỗ lõm của 1/3 trước gan bàn chân, là huyệt quan trọng đối với sức khỏe và phòng chống bệnh tật, đặc biệt thích hợp cho người già thận hư, sợ lạnh, mệt mỏi, thiếu sinh lực. Nên bấm hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ từ 3-5 phút.

 Dương khí suy thì cơ thể yếu, bệnh: Công tắc để tăng dương khí mạnh mẽ chỉ trong 3 phút - Ảnh 6.

Cách bấm huyệt hiệu quả nhất chính là xác định đúng vị trí của huyệt vị, sau đó bấm và day trong vòng 2-3 giây rồi nhả tay trong vòng 1 giây rồi lại tiếp tục bấm. Mỗi huyệt vị tùy vào thời gian và nhu cầu của bạn để thực hiện. Bấm trong khoảng 1-3 phút, hoặc 5-10 phút là tùy vào sức khỏe của bạn. Nên giữ nguyên tắc, khi cảm thấy đau hay tê hay sưng đỏ thì dừng lại.

Việc bấm huyệt mặc dù có thể cảm nhận ngay được tác dụng sau khi bấm ở những mức độ khác nhau, nhưng kết quả phụ thuộc vào sự kiên trì của bạn. Các danh y thường khuyên nên bấm hàng ngày để mang lại lợi ích lâu dài hơn.

*Theo Health/163

Vân Hồng

Cùng chuyên mục
XEM