Đưa lời khuyên chuyển việc, Shark Linh khuyến khích năm 1 học cách chấp nhận và đừng rời đi trước năm thứ 2
Lời khuyên của Shark Thái Vân Linh: "Năm đầu tiên sẽ rất khó, mọi thứ bạn làm thường khó khăn trong giai đoạn đầu. Bạn phải học cách chấp nhận và tìm cách vượt qua giai đoạn này. Sau 2 năm, bạn sẽ có cái nhìn hoàn chỉnh xem đây có phải nơi thích hợp cho mình hay không. "
"Muốn chuyển việc, tôi cần chuẩn bị những gì?"
Bạn có thể coi đây là một câu hỏi bình thường nhưng chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người trẻ hiện nay. Không ít những nhà tuyển dụng đã vô cùng đau đầu khi thấy nhân sự ra đi trong một thời gian ngắn, thậm chí còn không thể tưởng tượng nổi có những nhân sự nghỉ việc ngay sau kí hợp đồng chính thức, nghỉ việc sau 1 tuần đi làm...
Về phía những người xin việc, tất nhiên họ có lý do riêng của họ và lý do lớn nhất có lẽ là: họ chuẩn bị không tốt khi chuyển việc nên tâm lý dễ nản, thấy không hợp 1, 2 điều nhỏ xíu là sẽ tự động nghỉ. Cũng không phải nhân sự nào cũng dễ dàng "dứt áo ra đi", có những nhân sự sau khi đi làm một vài năm thấy mình cần phải đổi mới nhưng ở lâu trong một môi trường khiến họ lo lắng không biết mình nên làm gì để "nhảy việc" thuận lợi.
Nhìn thấy hiện tượng này, Shark Thái Vân Linh đã đưa ra một số bí kíp giúp cho giai đoạn chuyển việc trở nên dễ dàng hơn. Chuyển việc không có gì là đáng lo ngại cả mà chỉ đáng lo ngại khi bạn không chuẩn bị tốt đã chuyển sang một công ty mới, một văn hóa mới mà thôi.
Tip 1: Nâng cao nhận thức về lĩnh vực mới
Điều bạn cần làm là nghiên cứu thật nhiều để hiểu lĩnh vực này đang phát triển như thế nào và xu hướng gì đang diễn ra trong lĩnh vực đó.
Bạn nên dành ra ít nhất 1000 giờ để tìm tòi, nghiên cứu. Tại sao là 1000 giờ? Đơn giản bởi vì nếu cần 10000 giờ để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực thì ít nhất bạn cần bỏ ra khoảng 10% của 10000 giờ để hiểu được những điều cơ bản.
Một điều khác bạn có thể thử là thường xuyên theo dõi tin tức chuyên ngành. Điều này rất quan trọng vì bạn cần phải có khả năng nói ở cấp độ cao đối với những chủ đề quan trọng trong lĩnh vực.
Bạn có thể xem video trên Youtube, nghe podcast để hiểu nhiều khía cạnh của một vấn đề trong lĩnh vực cũng như những chủ đề quan trọng khác nhau đang xảy ra trong lĩnh vực đó.
Bạn cũng có thể tham gia một vài khóa học trực tuyến hoặc offline để biết được những điều cơ bản và những lý thuyết trong ngành. Những điều nói trên sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức về lĩnh vực mới.
Tip 2: Tìm một công việc
Khi đã hoàn thành giai đoạn tìm hiểu và hiểu được một cách sâu sắc về cách mà lĩnh vực này vận hành và tất cả các yêu cầu, bạn nên bắt đầu dùng thời gian để nghĩ về cách để tìm kiếm công việc. Luôn nhớ rằng bạn có thể sẽ phải chấp nhận một vị trí có mức lương và cấp bậc thấp hơn những gì bạn đang có.
Nhưng điều đó là hợp lí vì ở lĩnh vực mới, bạn chỉ mới đặt chân vào. Bạn có thể học hỏi thật nhanh, chứng minh bản thân và từ đó sẽ được thăng cấp nhanh hơn. Hãy bắt đầu bằng việc tìm kiếm những công việc khác nhau trong lĩnh vực mà bạn muốn thử sức.
Và điều quan trọng là vì bạn đang chuyển qua lĩnh vực mà bạn hiểu rõ bạn cần làm gì nên khi cân nhắc một công ty, đừng chỉ chú trọng quá vào tính chất công việc và những yêu cầu.
Tip 3: Tìm hiểu văn hóa công ty
Bạn nên tìm hiểu văn hóa công ty, môi trường công ty ra sao, trở thành nhân viên cần những điều kiện gì. Khi bạn biết công ty đang cần tìm kiếm gì, bạn nên tạo một danh sách về cách mà bạn có thể mang đến giá trị cho công ty đó.
Để bắt đầu, ở cấp độ đơn giản, đâu là những kĩ năng cứng mà bạn có thể làm trong lĩnh vực này dựa trên những hiểu biết mà bạn có và sau đó quan sát xem làm thế nào bạn có thể tận dụng kinh nghiệm trước đây mình có để tạo ra được lợi thế riêng biệt cho mình trong lĩnh vực mới.
Tiếp theo, làm thế nào để khiến mình trở nên nổi trội hơn so với những người ứng tuyển khác.
Điều cuối cùng, đừng ngần ngại liên lạc với trưởng bộ phận nhân sự. Các công ty rất hoan nghênh những người muốn trở thành một thành viên trong đội ngũ của họ. Bạn có thể nộp hồ sơ xin việc qua những kênh thường thấy. Hãy thuyết phục họ rằng bạn rất hào hứng với vị trí này và bạn là người phù hợp cho công việc này nhất.
Tip 4: Gắn bó lâu dài
Khi tìm được việc mới và bạn chấp nhận công việc đó, hãy chắc chắn rằng bạn làm ở đó trong khoảng 2 năm – đó là khoảng thời gian tối thiểu để thành thạo với công việc mình làm và để biết rằng mình có khả năng làm việc này hay không.
Năm đầu tiên sẽ rất khó, mọi thứ bạn làm thường khó khăn trong giai đoạn đầu. Bạn phải học cách chấp nhận và tìm cách vượt qua giai đoạn này. Sau 2 năm, bạn sẽ có cái nhìn hoàn chỉnh xem đây có phải nơi thích hợp cho mình hay không.
Đừng rời đi trước năm thứ hai vì khi đó, bạn chỉ có một cái nhìn kém toàn diện về khả năng của mình cũng như sự tương thích với công việc. Thay đổi sự nghiệp không phải chuyện dễ làm nhưng đáng để thử vì sự nghiệp kéo dài rất nhiều năm.
Vậy nên rất đáng để tìm kiếm một công việc mà bạn thật sự yêu thích.