Điều gì sẽ xảy ra với những tài khoản trên mạng xã hội nếu người dùng chết?

10/05/2016 13:59 PM | Công nghệ

Chúng ta sử dụng mạng xã hội hàng ngày hàng giờ nhưng liệu có khi nào bạn dừng lại một giây phút và băn khoăn điều gì sẽ xảy ra với những tài khoản mà bạn đang sử dụng sau khi bạn… chết?

Việc để lại một bản di chúc sau khi "từ giã cõi đời" là một điều nên làm bởi nó sẽ giúp gia đình và người thân của bạn có thể giải quyết nhanh chóng những gì bạn đã để lại hay những điều còn đang dang dở trong cuộc sống của bạn.

Thế nhưng đã có ai "để lại" hay nhắc đến điều gì đó về những tài khoản trên mạng xã hội của mình trong bản di chúc chưa? Vậy điều gì sẽ xảy ra khi "thân chủ" của những tài khoản này không còn nữa?

Theo trang báo Fusion, những nhà lập pháp tại California muốn thông qua một điều luật mới giúp các công ty có thể thực hiện một số hành động đối với những tài khoản mà chủ tài khoản đó đã "ra đi".

Các tiểu bang khác ở Mỹ đã không ít lần đề cập tới việc đưa ra một luật liên quan đến các "tài sản" kỹ thuật số sau khi người dùng chết, nhưng California là tiểu bang đầu tiên đã gần đạt đến việc thông qua đạo luật này.

Vào thứ 3 (ngày 3/5) vừa qua, Uỷ ban Tư pháp Thượng viện đã thông qua một luật mới có tên Revised Uniform Fiduciary Access To Digital Assets Act (hay còn gọi là Assembly Bill No. 691), trong đó đưa ra các hướng dẫn cho biết khi nào và làm thế nào những công ty được phép chia sẻ email, tin nhắn hay những hồ sơ kỹ thuật số khác của người dùng sau khi họ chết.


Các tài khoản trên mạng xã hội bây giờ cũng là một loại tài sản đáng giá, đặc biệt là với những người nổi tiếng.

Các tài khoản trên mạng xã hội bây giờ cũng là một loại tài sản đáng giá, đặc biệt là với những người nổi tiếng.

Trong thực tế, AB 691 là một quá trình gồm 3 phần khác nhau.

Phần thứ nhất chính là việc người dùng đã thực hiện những thoả thuận với mạng xã hội mà họ sử dụng.

Ví dụ như Google, mạng xã hội khổng lồ này có một chức năng đó là Inactive Account Manager giúp người dùng có thể cài đặt khoảng thời gian hoạt động của tài khoản, sau khoảng thời gian đó Google sẽ cho tài khoản của bạn vào mục "không hoạt động".

Bên cạnh đó người dùng cũng có thể cài đặt thông báo về việc tài khoản sắp bị đưa vào chế độ "không hoạt động", hay thêm một số liên lạc vào mục "những liên lạc đáng tin cậy có thể thông báo về việc bạn không sử dụng tài khoản của mình nữa", hoặc thậm chí có thể hướng dẫn Google xoá tài khoản của mình.

Đối với Facebook, người dùng có thể lựa chọn việc lưu trữ hoặc xoá tài khoản của mình. Mạng xã hội lớn nhất thế giới có 3 lựa chọn cho người dùng. Người quá cố có thể "dùng" tài khoản của mình như một "tài khoản tưởng niệm" để bạn bè, gia đình vẫn có thể ghé thăm. Hoặc chuyển giao tài khoản cho một người thân sử dụng, hoặc xóa vĩnh viễn tài khoản thông qua cài đặt Legacy Contact.


Cài đặt thông tin người thừa kế tài khoản (legacy contact) của Facebook.

Cài đặt thông tin người thừa kế tài khoản (legacy contact) của Facebook.

Nếu người dùng không cài đặt bất cứ thiết lập nào về sự vắng mặt vĩnh viễn của mình ở các tài khoản trên mạng xã hội, mọi hành động sẽ được thực hiện theo di chúc của người đó.

Và đây cũng chính là giai đoạn thứ 2 của luật AB 691. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng trong thực tế, việc thực hiện di chúc luôn luôn là một điều vô cùng phức tạp vì thường người ta không đề cập tới các tài khoản mạng xã hội trong di chúc.

Ở phần thứ 3, khi người dùng không để lại bất cứ thiết lập nào hay không nhắc tới bất cứ điều gì trong bản di chúc, những điều khoản dịch vụ ở các mạng xã hội sẽ được thực hiện. Điều này khá nhạy cảm với các "tài sản" trên mạng xã hội của bạn, ví dụ như hình ảnh hay clip, do điều khoản của các mạng xã hội khá dễ thay đổi và không cần sự đồng ý của người dùng để có hiệu lực.

Thành NT

Cùng chuyên mục
XEM