Thường xuyên ăn đồ nướng và mì gói, cô gái trẻ 27 tuổi mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối: Người trẻ ơi, hãy nghĩ tới bố mẹ!

27/01/2019 13:30 PM | Sống

Ung thư dạ dày thường không có triệu chứng bị bệnh hoặc chỉ gây ra các triệu chứng không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Khi triệu chứng xuất hiện thì lúc đó ung thư nhìn chung đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, đó là một trong những lý do chính gây chẩn đoán bệnh khó.

Căn bệnh ung thư đang trở thành mối đe dọa hàng đầu về bệnh lí đối với tất cả mọi người. Số lượng người mắc căn bệnh hiểm nghèo này ngày càng trẻ hóa và điều đó thật đáng lo ngại làm sao.

Cuối năm 2018 vừa qua, tại Khoa Tiêu hóa Phân viện II Đại học Y khoa Phúc Kiến (Trung Quốc), một bệnh nhân đã nhập viện cấp cứu vì đau bụng dai dẳng hơn 1 tháng không khỏi. Đây là một bệnh nhân nữ 27 tuổi do không tuân thủ việc ăn uống dinh dưỡng nên đã tự hại chính bản thân mình.

Bác sĩ Trần Giang Mộc, người phụ trách chính trường hợp này, cho biết: "Sau khi làm các thủ tục cần thiết cũng như nội soi dạ dày cho cô ấy, kết quả cuối cùng là cô gái đã mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối".

Người bố của nữ bệnh nhân Tiểu Hi rất đau buồn và vô cùng hối hận vì đã không thể khuyên con gái mình từ bỏ thói quen sinh hoạt không tốt, ảnh hưởng cực mạnh tới sức khỏe. Cụ thể, cô gái này thường xuyên chơi máy tính đến khuya, gọi đồ ăn bên ngoài và ăn nhiều đồ nướng, mì gói.

Tiểu Hi, đến từ Tuyền Châu, Trung Quốc, đã có một gian đau bụng âm ỉ kéo từ ngày này qua ngày khác. Khi đến bệnh viện kiểm tra, cô nhận được chẩn đoán là có triệu chứng đau dạ dày mãn tính và loét dạ dày. Bác sĩ muốn nắm rõ thực trạng bệnh của cô hơn nên đã khuyên Tiểu Hi nên làm thru tục nội soi. Tuy nhiên, cô chỉ làm siêu âm màu vì sợ nội soi.

Khoảng 2 tháng sau, cơn đau bụng ngày càng dữ dội hơn. Lúc này, bố Tiểu Hi quyết định đưa con gái đến bệnh viện nội soi dạ dày để điều trị dứt điểm. Thật đáng tiếc, căn bệnh ung thư dạ dày đã đến giai đoạn cuối.

Thường xuyên ăn đồ nướng và mì gói, cô gái trẻ 27 tuổi mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối: Người trẻ ơi, hãy nghĩ tới bố mẹ! - Ảnh 1.

Ung thư dạ dày thường không có triệu chứng bị bệnh hoặc chỉ gây ra các triệu chứng không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Khi triệu chứng xuất hiện thì lúc đó ung thư nhìn chung đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, đó là một trong những lý do chính gây chẩn đoán bệnh khó.

Các bác sĩ cũng cảnh báo những dấu hiệu ung thư dạ dày ban đầu rất mơ hồ, không đặc hiệu và dễ bị bỏ qua như đầy bụng, mệt mỏi, đau bụng trên, ợ nóng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, thường xuyên chán ăn.

Ngoài những triệu chứng thường gặp trên, còn có một số trường hợp cũng có các biểu hiện khác thường gặp như sờ thấy khối u cứng vùng thượng vị, ấn vào có cảm giác đau, viêm tắc tĩnh mạch, ngoài da có nổi nốt đen, màu da xẫm lại, viêm cơ, viêm da...

Thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) cho thấy, năm 2018 có khoảng 17.527 ca mới được chẩn đoán bị ung thư dạ dày, chiếm 10,6% số ca mắc ung thư hàng năm. Tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện sớm bệnh rất hiếm do các triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn. Vì thế mà 70% bệnh nhân ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn, dẫn tới cơ hội chữa khỏi không cao.

Tuy nhiên, theo vị bác sĩ Trần Giang Mộc, thói quen ăn uống hằng ngày không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh hiểm nghèo này nhưng cũng là một tác động không nhỏ. Nếu thường xuyên sử dụng đồ nướng và mì ăn liền sẽ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, vô tình ảnh hưởng đến chức năng khác trong cơ thể. So với vi khuẩn Helicobacter pylori có thể gây ung thư, thói quen ăn uống phản khoa học còn nguy hiểm hơn nhiều.

Thường xuyên ăn đồ nướng và mì gói, cô gái trẻ 27 tuổi mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối: Người trẻ ơi, hãy nghĩ tới bố mẹ! - Ảnh 2.

Những thói quen ăn uống không lành mạnh cần điểm tên để phòng chống căn bệnh ung thư dạ dày trước khi quá muộn:

- Hạn chế ăn đồ muối chua: Các thực phẩm như cá muối, dưa cà muối tuy rất tiện lợi và dễ ăn nhưng chúng lại chứa khá nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày có thể kết hợp thành chất Nitrosamines cực độc gây ung thư. 

- Hạn chế hút thuốc, uống rượu bia: Trong khói thuốc có chứa nhiều chất gây ung thư hoặc thúc đẩy tế bào ung thư phát triển như Benzopyrene, hydrocacbon thơm đa vòng, là một trọng những nguyên nhân gây bệnh ung thư thực quản và ung thư dạ dày. Thống kê trong 5 năm, Việt Nam tiêu thụ thêm hơn 1 tỉ lít bia, 10 triệu lít rượu.

- Hạn chế thức ăn nướng: Thực phẩm sau khi nướng hoặc hun khói dễ sinh ra chất gây ung thư là benzopyrene và hydrocarbon thơm.

- Hạn chế thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn: Các loại thịt xông khói, xúc xích, đồ hộp… hiện đang rất được nhiều người yêu thích vì tính tiện lợi và ngon miệng. Tuy nhiên chúng ta đều không ngờ rằng trong chúng lại ẩn chứa nguy cơ gây ung thư dạ dày cao do có chứa nhiều nitrit – thành phần giúp duy trì màu và ngăn sự phát triển của vi khuẩn.

Do đó, việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt sẽ góp phần quan trọng trong phòng ngừa căn bệnh này. Hơn nữa, các bác sĩ cũng khuyên tất cả mọi người nên đi tầm soát ung thư thường xuyên, đặc biệt là những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh như chế độ ăn uống không khoa học, tiền sử gia đình có người nhà mắc ung thư, người nhiễm vi khuẩn HP, mắc viêm loét dạ dày mạn tính, nghiện rượu…. Việc tầm soát ung thư định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh ngay từ khi chưa có triệu chứng, từ đó có biện pháp chữa trị phù hợp, kịp thời.

P.V (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục
XEM