Đằng sau những gánh cúc họa mi trên phố Hà Nội là nỗi niềm của người nông dân Nhật Tân: Không còn sức nữa, phải bỏ hoa về nhà!

27/11/2017 09:08 AM | Kinh doanh

Mùa cúc họa mi năm nay nở sớm, nước sông Hồng lại 5 lần dâng lên gây ngập lụt khiến nhiều ruộng hoa ở bãi thấp vùng Nhật Tân chẳng có cơ hội khoe sắc. Nông dân, có người bất lực đành bỏ hoa về nhà, có người cố vớt vát những nhành hoa cuối mong được đồng nào hay đồng đó.

Hà Nội những ngày đầu đông, khắp mọi nẻo đường của thành phố người ta lại thấy xuất hiện những chiếc xe hoa chở đầy bông cúc trắng nhỏ xíu. Một mùa cúc họa mi nữa lại về và như một thói quen, người Hà Nội vẫn luôn đợi chờ để được chạm vào bông hoa mỏng manh và đầy dịu dàng ấy. Cúc họa mi là loài hoa nhỏ, cánh trắng, nhụy vàng, thường nở rộ vào dịp cuối tháng 11 hàng năm. Tuy nhiên năm nay không còn chờ trời lạnh, mùa cúc hoạ mi đã kịp nhuộm trắng phía sau những gánh hàng rong của các chị, các cô ngay đầu tháng.

Cúc họa mi được trồng chủ yếu tại Nhật Tân, Tây Tựu, sau chợ hoa Quảng Bá hay ven bãi đá sông Hồng. Những người bán hàng rong chủ yếu đến vườn Nhật Tân để lấy hoa sau đó chở đi khắp các phố phường Hà Nội.

 Đằng sau những gánh cúc họa mi trên phố Hà Nội là nỗi niềm của người nông dân Nhật Tân: Không còn sức nữa, phải bỏ hoa về nhà!  - Ảnh 1.

Vườn hoa Nhật Tân bãi dưới ngập tràn sắc trắng tinh khôi.

"5 trận nước dâng gây ngập, không có sức nữa phải bỏ hoa đi về"

Cúc họa mi mới thực sự "xâm chiếm" Thủ đô khoảng 2 tuần trở lại đây. Đến vườn hoa Nhật Tân thời điểm này, cả một vùng đất ngập tràn sắc trắng khiến nhiều người choáng ngợp. Ở đây, gần như nhà nào cũng trồng cúc họa mi nhưng so với năm ngoái, năm nay có nhà được, nhà lỗ mỗi khi mùa hoa đi qua.

Nhiều người vẫn nghĩ bây giờ mới chỉ vào đầu vụ cúc họa mi nhưng thực sự nông dân tại đây đang thu hoạch những lứa hoa cuối cùng. Bởi đặc tính của loài hoa này "sớm nở chóng tàn", mà một khi đã nở thì sẽ bung cả luống nên người dân phải cắt thật nhanh để bán buôn cho các thương lái.

 Đằng sau những gánh cúc họa mi trên phố Hà Nội là nỗi niềm của người nông dân Nhật Tân: Không còn sức nữa, phải bỏ hoa về nhà!  - Ảnh 2.

 Đằng sau những gánh cúc họa mi trên phố Hà Nội là nỗi niềm của người nông dân Nhật Tân: Không còn sức nữa, phải bỏ hoa về nhà!  - Ảnh 3.

 Đằng sau những gánh cúc họa mi trên phố Hà Nội là nỗi niềm của người nông dân Nhật Tân: Không còn sức nữa, phải bỏ hoa về nhà!  - Ảnh 4.

Chú Hùng cắt những lứa hoa cuối cùng trong vườn.

"Gia đình chú mới thu hoạch cúc họa mi 1 tuần nay thôi vì cúc nở sớm quá. Thời điểm hoa lên trời mưa nên cũng hỏng nhiều nhưng so với mọi năm thu nhập cũng ổn ổn. Một phần cũng may vì luống hoa nhà chú ở trên bãi cao, chứ vườn ở bãi thấp phải chịu lỗ thôi", chú Hùng (một người dân trồng hoa) tâm sự.

Mùa cúc họa mi nở cũng là lúc nước sông Hồng dâng lên gây ngập lụt, những nhà dân trồng hoa chạy dọc bờ sông chấp nhận "ôm" lỗ vào mình. Cả vườn hoa rộng của nhà chị Tuyết chịu 5 trận nước lụt, ngủm hết cả ngọn. Chị bảo giờ nghĩ đến hoa mà buồn hết cả người!

 Đằng sau những gánh cúc họa mi trên phố Hà Nội là nỗi niềm của người nông dân Nhật Tân: Không còn sức nữa, phải bỏ hoa về nhà!  - Ảnh 5.

Chị Tuyết bật khóc khi kể lại những khó khăn vất vả của mùa trồng cúc họa mi.

"Vay ngân hàng rồi bỏ ra cả trăm triệu đầu tư nhưng từ hôm bán đến nay mới chỉ thu được 15 triệu. Chị mất nhiều thời gian, công sức và tiền của nên xót ruột lắm. Nước dâng chìm cả luống khiến hoa xấu, người ta không mua nên lỗ vốn nặng", chị Tuyết tâm sự.

Rớt nước mắt nhìn cả vườn cúc họa mi đìu hiu, người phụ nữ nhớ lại có những hôm chăm hoa đến trưa, chả buồn về, ngắt hoa xước hết cả tay cũng chẳng màng. Âu cũng số người nông dân chỉ có bám vườn, phơi người với gió mưa cố gắng ngắt hoa bán buôn mong vớt vát được chút vốn. "Buồn lắm nên nhiều khi nản, thôi bỏ hoa đi về. Mới qua thôi (24/11) gió mùa Đông Bắc kéo về cháy hết cánh hoa, chị tưởng như ngã ở vườn. Suốt ngày vất vả chả có đồng nào nhưng biết làm sao giờ chị còn phải nuôi 2 con ăn học", chị Tuyết lấy tay lau vội hàng nước mắt sụt sùi.

 Đằng sau những gánh cúc họa mi trên phố Hà Nội là nỗi niềm của người nông dân Nhật Tân: Không còn sức nữa, phải bỏ hoa về nhà!  - Ảnh 6.

Lắm khi cắt hoa đến chảy cả máu tay nhưng chị Tuyết vẫn phải bám vườn để vớt được đồng ra đồng vào.

Trên cùng một mảnh vườn, khi hết mùa cúc họa mi, người nông dân sẽ bắt đầu trồng đào, cúc Tết, hoa thược dược,... Khi chúng tôi tới thăm vườn nhà cô Thì, cô vẫn đang cặm cụi cắt nốt dàn họa mi cuối cùng. Cô bảo năm nay khổ lắm, mệt lắm vì mưa nhiều, mấy nghìn mét vuông cúc họa mi đổ hết, mất sạch trơn. Ban đầu mỗi mớ cúc bán được 80.000 đồng thời điểm hiện nay rớt giá chỉ vào khoảng 25.000 - 30.0000 đồng.

"Nhìn chung thu nhập ít hơn năm ngoái nhiều dù cũng có nhà được hơn chục triệu đồng /tháng. Cắt hết đợt họa mi này nhà cô sẽ chuyển qua cấy cúc, đào Tết rồi còn mùa hoa dịp mồng 8 tháng 3 nữa", cô Thì chia sẻ.

 Đằng sau những gánh cúc họa mi trên phố Hà Nội là nỗi niềm của người nông dân Nhật Tân: Không còn sức nữa, phải bỏ hoa về nhà!  - Ảnh 7.

Cô Thì bên luống cúc họa mi cuối cùng ở vườn nhà.

Mùa họa mi đến, cả vùng đất Nhật Tân như nhộn nhịp hẳn lên. Đi từ trục đường lớn đến lúc vào trong từng vườn hoa thứ người ta luôn luôn nhìn thấy là họa mi. Vì mùa hoa ngắn ngủi nên khoảng thời gian này, những ai yêu và muốn chụp ảnh cùng họa mi đều đổ xô tìm về các vườn hoa.

Nắm bắt tâm lý này, nhiều hộ gia đình nhanh chóng mở dịch vụ chụp ảnh. Những lời mời chào thường dao động với mức giá trung bình 20.000 - 30.000 đồng/người thu hút nhiều bạn trẻ cùng những tay máy tìm đến. Tuy không nói cụ thể thu nhập nhưng cứ nhân với giá vé, doanh thu mỗi ngày cũng "nhỉnh" hơn nhiều so với những mùa hoa khác tại đây.

 Đằng sau những gánh cúc họa mi trên phố Hà Nội là nỗi niềm của người nông dân Nhật Tân: Không còn sức nữa, phải bỏ hoa về nhà!  - Ảnh 8.

 Đằng sau những gánh cúc họa mi trên phố Hà Nội là nỗi niềm của người nông dân Nhật Tân: Không còn sức nữa, phải bỏ hoa về nhà!  - Ảnh 9.

 Đằng sau những gánh cúc họa mi trên phố Hà Nội là nỗi niềm của người nông dân Nhật Tân: Không còn sức nữa, phải bỏ hoa về nhà!  - Ảnh 10.

Đa phần các vườn họa mi ở Nhật Tân chủ yếu bán buôn cho các thương lái...

 Đằng sau những gánh cúc họa mi trên phố Hà Nội là nỗi niềm của người nông dân Nhật Tân: Không còn sức nữa, phải bỏ hoa về nhà!  - Ảnh 11.

Một số hộ gia đình lại mở thêm dịch vụ chụp ảnh.

Những gánh hàng rong khắp phố phường: Chấp nhận bán giá lỗ khi sắp hết mùa cúc họa mi

Tính đến thời điểm hiện tại, cúc họa mi vẫn đang là loài hoa được nhiều người Hà Nội "săn đón" nhất. Trên các tuyến phố, người ta dễ dàng bắt gặp những gánh hoa rong ruổi chở họa mi. Cứ tầm trưa chiều, dọc đường Lê Duẩn, Thanh Niên,... một hàng dài những chiếc xe đạp đầy ắp họa mi trắng muốt thực sự thu hút sự chú ý của người qua đường.

Cách đây 1 tuần, bạn vẫn phải bỏ ra khoảng 50.000 - 60.000 đồng cho một bó cúc họa mi. Tuy nhiên giá này giờ giảm xuống chỉ tầm 30.000 đồng, thậm chí có những gánh chấp nhận bán lỗ 15.000 - 20.000 đồng. "Giờ bán được bó nào hay bó đó thôi, hoa nở sớm bung cả nên người dân cũng kén chọn. Cô đi cả ngày mà mãi đầu giờ chiều mới bán được một bó mở hàng", cô bán cúc họa mi trên đường Thụy Khuê cho biết.

 Đằng sau những gánh cúc họa mi trên phố Hà Nội là nỗi niềm của người nông dân Nhật Tân: Không còn sức nữa, phải bỏ hoa về nhà!  - Ảnh 12.

Những gánh cúc họa mi trên phố.

 Đằng sau những gánh cúc họa mi trên phố Hà Nội là nỗi niềm của người nông dân Nhật Tân: Không còn sức nữa, phải bỏ hoa về nhà!  - Ảnh 13.

 Đằng sau những gánh cúc họa mi trên phố Hà Nội là nỗi niềm của người nông dân Nhật Tân: Không còn sức nữa, phải bỏ hoa về nhà!  - Ảnh 14.

Giá mỗi bó đã "rớt" xuống còn 15.000 - 20.000 đồng vào thời điểm này.

Đa phần những người bán lẻ đều cất công xuống tận vườn Nhật Tân để chọn những bó hoa mà họ cho là đẹp nhất mang đi tiêu thụ. Ăn tạm bữa cơm trưa bên đường, chị Hằng vội dừng đũa khi thấy có người tới hỏi mua hoa.

"Bán cúc họa mi tuy hơi vất vả, giá lại rẻ hơn năm ngoái nhưng nhiều người họ thương, họ mua cho rất nhiều, có trường hợp đã mua cả gánh. Với những người trồng hoa tại vườn vừa bán vừa cho thuê chụp ảnh, chẳng mất công gồng gánh hoa đi khắp nơi nên thu nhập của họ có phần đỡ hơn nhiều", chị Hằng kể.

 Đằng sau những gánh cúc họa mi trên phố Hà Nội là nỗi niềm của người nông dân Nhật Tân: Không còn sức nữa, phải bỏ hoa về nhà!  - Ảnh 15.

 Đằng sau những gánh cúc họa mi trên phố Hà Nội là nỗi niềm của người nông dân Nhật Tân: Không còn sức nữa, phải bỏ hoa về nhà!  - Ảnh 16.

Dù là giữa trưa nhưng các cô, các chị vẫn tranh thủ bán.

Dừng xe để vào lựa hoa, cô Anh Đào (hiệu phó trường THCS Chu Văn An) cho biết cô vừa mới mua cả gánh hoa bên đường để tặng bạn bè. Dù đã gần 1h chiều, cô vẫn tiếp tục "săn" cúc họa mi. Điều đặc biệt là cô sẽ mua hoa ở nhiều gánh khác nhau để chia sẻ với người bán hàng. "Cô yêu hoa lắm nên dù mới mua bên kia, qua đây cô lại mua tiếp. Cúc họa mi mùa này nở đẹp lắm nên cô mua tặng, rồi còn đưa về nhà cắm nữa".

 Đằng sau những gánh cúc họa mi trên phố Hà Nội là nỗi niềm của người nông dân Nhật Tân: Không còn sức nữa, phải bỏ hoa về nhà!  - Ảnh 17.

Cô bán hàng vui vẻ chụp ảnh với cô Anh Đào.

Những bó họa mi được gói cẩn thận, nằm ngay ngắn sau yên xe của cô Anh Đào để về nhà. Người ta bảo mùa đông Hà Nội trở nên dịu dàng hơn nhiều nhờ có loài hoa này với vẻ đẹp giản dị vốn có của nó. Dù mùa họa mi ngắn ngủi, dễ nở rồi cũng dễ tàn nhưng người Hà Nội vương vấn, quyến luyến lắm. Đông tới, trời se lạnh, niềm hạnh phúc âu cũng chỉ là ôm bó họa mi đầy tinh khiết, mỏng manh dạo phố.

Theo Minh Nhân - Ảnh Tuấn Phạm

Cùng chuyên mục
XEM