Công ty "kỳ lân" có đợt IPO được mong đợi nhất năm: "Chìa khoá" thúc đẩy lợi nhuận của chúng tôi đến từ chính Trung Quốc!

28/03/2019 08:49 AM | Kinh doanh

Zoom, một trong những IPO công nghệ được mong đợi nhất trong năm, có một động lực để tăng lợi nhuận: các kỹ sư ở Trung Quốc

Không như hầu hết các công ty công nghệ chuẩn bị IPO, một start-up phát triển video tổ chức các cuộc họp trực tuyến - Zoom, lại đang thu về lợi nhuận. Một yếu tố chính thúc đẩy lợi nhuận của Zoom chính là một nhóm kỹ sư lớn ở Trung Quốc, nơi mức lương công nghệ trung bình tương đối thấp so với Mỹ.

Hoạt động R&D lớn mạnh của Zoom tại Trung Quốc hóa ra lại là một công cụ tiết kiệm chi phí lớn cho nhà sản xuất phần mềm hội nghị qua video này. Hơn nữa, nó cũng phản ánh chiến lược ngày càng phổ biến giữa các công ty công nghệ tăng trưởng nhanh.

Zoom tiết lộ trong bản cáo bạch cho đợt IPO tuần trước rằng, hầu hết các nhân viên phát triển sản phẩm của họ đều làm việc ở trụ sở tại Trung Quốc. Zoom sử dụng hơn 500 người trên nhiều trung tâm R&D ở Trung Quốc, chiếm khoảng 30% tổng nhân sự và 70% nhân viên không làm việc ở Mỹ, theo bản cáo bạch.

Công ty kỳ lân có đợt IPO được mong đợi nhất năm: Chìa khoá thúc đẩy lợi nhuận của chúng tôi đến từ chính Trung Quốc! - Ảnh 1.

Eric Yuan - CEO của Zoom.

"Nhóm phát triển sản phẩm của chúng tôi chủ yếu ở trụ sở tại Trung Quốc, nơi chi phí nhân sự ít tốn kém hơn so với nhiều khu vực pháp lý khác", Zoom viết trong hồ sơ. "Nếu chúng tôi phải chuyển đội ngũ phát triển sản phẩm của mình từ Trung Quốc sang khu vực tài chính khác, chúng tôi có thể có nhiều trải nghiệm, nhưng đổi lại chi phí hoạt động cao hơn, sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận hoạt động của chúng tôi và gây tổn hại cho doanh nghiệp của chúng tôi".

Trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 1, Zoom đã chi 33 triệu USD cho R&D, tương đương 10% tổng doanh thu. Đó là một phần nhỏ hơn nhiều so với các nhà sản xuất phần mềm kinh doanh khác, và ít hơn một nửa tỷ lệ R&D trung bình trong nhóm các công ty ngang hàng, theo Tomasz Tunguz của Redpoint Ventures. Ví dụ, chi phí phát triển của Atlassian chiếm hơn 40% doanh thu của công ty, trong khi các công ty nhỏ hơn như Zendesk và Hubspot đều chi hơn 20% doanh thu cho R&D.

Điều đó đã giúp Zoom ghi nhận thu nhập ròng là 7,6 triệu USD vào năm ngoái, dù công ty đã chi hơn một nửa doanh thu cho bán hàng và tiếp thị, cũng như nhiều công ty phần mềm kinh doanh mới. Doanh thu của công ty đã tăng hơn gấp đôi lên 330,5 triệu USD trong cùng kỳ. "Một yếu tố chính thúc đẩy lợi nhuận là chênh lệch thị trường lao động", Tunguz cho biết.

Đại diện của Zoom đã không có bất cứ bình luận nào về việc này.

Công ty kỳ lân có đợt IPO được mong đợi nhất năm: Chìa khoá thúc đẩy lợi nhuận của chúng tôi đến từ chính Trung Quốc! - Ảnh 2.

Zoom là một ứng dụng hỗ trợ cuộc họp video trực tuyến.

Tunguz nói với CNBC trong một email rằng sự chênh lệch trong chi phí lao động, hoặc chuyển việc làm sang các khu vực chi phí thấp, là một xu hướng phát triển giữa các công ty công nghệ. Nhiều công ty trong danh mục đầu tư của ông hiện đang tìm kiếm tài năng ở khắp mọi nơi và sẵn sàng thuê các kỹ sư bên ngoài Thung lũng Silicon vì lợi thế chi phí.

Theo Glassdoor, các kỹ sư phần mềm làm việc ở Trung Quốc kiếm trung bình khoảng 34.350 USD mỗi năm, chỉ bằng một phần ba so với đồng nghiệp của họ sẽ kiếm được ở Mỹ (110.000 USD mỗi năm ở San Jose).

Giám đốc điều hành Zuora Tien Tzuo cho biết chênh lệch lương giữa các nhà phát triển Trung Quốc và Mỹ đã thu hẹp trong những năm gần đây, vì sự cạnh tranh về nhân lực chất lượng cao ngành kỹ thuật tại Trung Quốc đã tăng lên đáng kể với sự phát triển của các đại gia công nghệ địa phương, như Alibaba và Tencent. Tuy nhiên, ông cho biết việc thuê các kỹ sư từ xa là một phần quan trọng trong chiến lược của công ty và hiện ông đang điều hành 5 trang web phát triển quốc tế cho Zuora.

Trong trường hợp của Zoom, có một CEO gốc Trung Quốc dường như giúp ích cho việc tuyển dụng trong nước. Zoom đã viết trong bản cáo bạch của mình rằng vai trò Yuan quan trọng đối với việc quản lý các hoạt động kỹ thuật và hoạt động chung ở Trung Quốc, khi ông dành phần lớn thời gian sinh sống ở Trung Quốc, nhận bằng cử nhân và thạc sĩ tại đây.

Mặc dù có lợi ích về chi phí, sự hiện diện của Zoom ở Trung Quốc cũng có thể gây ra rủi ro an ninh trong tương lai. Zoom chủ yếu giao dịch với khách hàng doanh nghiệp, những đối tượng nhạy cảm hơn nhiều về quyền riêng tư dữ liệu và việc hầu hết đội ngũ phát triển có trụ sở tại Trung Quốc có thể khiến công ty phải tăng cường kiểm duyệt.

"Chúng tôi có sự tập trung cao độ của các nhân viên R&D ở Trung Quốc, điều này có thể khiến chúng tôi phải xem xét kỹ lưỡng về tính toàn vẹn của giải pháp hoặc các tính năng bảo mật dữ liệu của chúng tôi", Zoom viết trong hồ sơ.

Theo Phạm Cường

Cùng chuyên mục
XEM