Sự trỗi dậy của những kẻ 'phá hoại' mang tên Uber và Alibaba
Trong năm 2014, “những kẻ phá hoại” này đã tàn phá các mô hình kinh doanh truyền thống ở khắp mọi nơi, đem lại cuộc cách mạng mới ở nhiều lĩnh vực, theo biên tập viên Sarah Gordon của tạp chí Business.
Nội dung nổi bật:
- Uber: Công ty non trẻ với chỉ 5 năm tuổi đời đã cách mạng hóa thị trường taxi tại hơn 230 thành phố trên 51 quốc gia mà không hề sở hữu một chiếc xe nào.
- Alibaba: Doanh số bán hàng trực tuyến gần 300 tỷ USD đạt được vào ngày 30 tháng 6 năm 2014, tập đoàn Thương mại điện tử Alibaba đã hầu như thay đổi ngành bán lẻ tại Trung Quốc. Ngoài ra, Alibaba còn cố gắng làm nên cuộc cách mạng ở các ngành truyền thống như: vận tải, tài chính…
Sự sáng tạo trong công nghệ đã đẩy các công ty theo mô hình cũ sụp đổ và làm mất công ăn việc làm của nhiều người. Nhưng “những kẻ phá rối” cũng trình làng những cơ hội to lớn cho khách hàng, bản thân các “kẻ phá hoại” và cho các công ty ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới như gây quỹ nhờ đám đông (crowdfunding) hay khai thác dữ liệu lớn (big data) gia tăng sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của mình.
Nếu hiểu theo nghĩa gốc, từ “phá hoại” luôn mang nghĩa tiêu cực. Nhưng trong năm 2014, “những kẻ phá hoại” đã tàn phá các mô hình kinh doanh truyền thống ở khắp mọi nơi, đem lại cuộc cách mạng mới ở nhiều lĩnh vực, theo biên tập viên Sarah Gordon của tạp chí Business.
Công nghệ chính là công cụ mới tiếp tay cho những kẻ sáng tạo phá kẻ này, ranh giới tồn tại giữa các ngành đang dần bị xóa mờ. Amazon đã chuyển hướng từ công ty chuyên bán sách thành nhà bán lẻ tổng hợp trực tuyến và hiện đang có kế hoạch phát triển thị trường giao nhận hàng hóa bằng máy bay không người lái (dorne). Apple thực hiện cuộc khuấy động thị trường âm nhạc và viễn thông, và hiện giờ bắt đầu chuyển sang tấn công cổ tay người tiêu dùng với thiết bị đeo. Sáu năm sau khi ra đời, Airbnb đã có thể cung cấp được số phòng cho khách nhiều hơn cả các tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới như IHG hay Hilton.
Dĩ nhiên, sự đổi mới là khái niệm tồn tại lâu dài theo thời gian. Và cũng không có gì mới về các công ty “sáng tạo phá hoại” hay về khả năng tưởng tượng của những người khai sinh ra chúng.
“Nếu tôi hỏi một người bất kỳ xem họ muốn có cái gì, tất cả họ đều nói muốn một con ngựa nhanh hơn,” Henry Ford đã cho biết như vậy trước khi tạo ra cuộc cách mạng cho ngành vận chuyển bằng cách dẫn đầu trong công cuộc cách mạng hóa phương thức di chuyển của loài người với dây chuyền sản xuất hàng loạt xe hơi giá rẻ.
Nhưng những gì tạo nên cảm giác khác biệt ngày hôm nay chính là phạm vi và số lượng các cá nhân cũng như công ty đang ra sức đảo ngược các mô hình kinh doanh truyền thống trên khắp thế giới. Đó chính là các phương tiện truyền thông xã hội đang thách thức giới làm báo phải đổi mới, tự tái tạo lại; hay là các kỹ thuật hiện đại thay đổi cách thức chúng ta mua sắm quần áo, xem bộ phim mới nhất hay gọi taxi; hay sự gia tăng hiệu quả định giá giúp các nhà bán lẻ có thể bán được hàng với giá rẻ hơn, “các kẻ sáng tạo phá hủy” dường như hiện diện khắp mọi nơi.
Cùng xem qua tầm ảnh hưởng của các kẻ sáng tạo phá hủy trong các ngành công nghiệp khác nhau trên toàn cầu.
Uber - Đối thủ bị phá rối: Tim Bradshaw ở San Francisco và Murad Ahmed ở London
Hiện tại, Uber dưới sự dẫn dắt của CEO Travis Kalanick đã hiện diện tại hơn 230 thành phố, được định giá
40 tỷ USD trên thị trường và có kế hoạch doanh thu 2015 đạt mốc 10 tỷ USD.
Trải qua đầy thăng trầm với hàng tỷ USD vốn huy động được qua các vòng tăng vốn, bị cấm ở nhiều thành phố trên thê giới và tốc độ mở rộng đáng kinh ngạc ở các thành phố khác, Uber, ứng dụng cung cấp dịch vụ gọi xe theo chuyến như taxi, đã trở thành hình mẫu của sự sáng tạo phá hủy tại thung lũng Silicon.
Công ty non trẻ với chỉ 5 năm tuổi đời đã cách mạng hóa thị trường taxi tại hơn 230 thành phố trên 51 quốc gia mà không hề sở hữu một chiếc xe nào. Bản thân Uber chính là một thị trường kết nối các lái xe độc lập và các tài xế taxi với hành khách thông qua ứng dụng trên điện thoại di động, được sự hỗ trợ đắc lực của đội ngũ phân tích big data, Uber đảm bảo hành khách chỉ cần ngồi trên xe cho đoạn đường cần đi không quá 5 phút.
Được dẫn dắt bởi CEO và cũng là đồng sáng lập Travis Kalanick, Uber đã nghiền nát các công ty khởi nghiệp cạnh tranh trong thị trường “chia sẻ chuyến đi” cũng như các nghiệp đoàn taxi. Uber hiện đang được định giá ở mức 41 tỷ USD sau khi huy động được nguồn vốn 1,2 tỷ USD trong vòng gọi vốn mới nhất hồi tháng 12/ 2014.
Để chiến thắng trong cuộc chiến trực diện này, Uber đã thực hiện chiến lược hạ giá các chuyến đi như là một phần trong chiến lược tiêu hao sinh lực các đối thủ cùng thị trường ứng dụng chia sẻ các chuyến đi cũng như dịch vụ xe taxi truyền thống. Chiến lược này đã thành công khi chứng kiến một ứng dụng chia sẻ các chuyến taxi khởi nghiệp từ San Francisco sụt giảm hơn 60% thị phần chỉ trong vòng chưa tới 2 năm, và là nguyên nhân cho sự rút lui khỏi thị trường Bắc Mỹ của Hailo – ứng dụng nền tảng chia sẻ các chuyến taxi có nguồn gốc từ London, Anh. Hailo than phiền rằng họ hoàn toàn không thể có được phương án hiệu quả để chống lại chiến thuật định giá kiểu Uber.
Một vài lái xe cho Uber đã lên tiếng cáo buộc công ty này ép họ phải làm việc trong khoảng thời gian dài hơn nhưng không tăng mức chi trả.
Sự phản kháng dữ dội dường như đã bắt đầu. Giới chức quản lý, đặc biệt là ở khu vực Châu Âu, đã tung ra các cáo buộc nhắm vào hoạt động điều hành của công ty, trong khi đó đôi lần Uber cũng đã tự nguyện chui đầu vào rọ khi có các hành động được xem như kiểu tự phá hoại. Vào tháng 11 vừa qua, một trong các nhà điều hành cấp cao của Uber đã có phát biểu gây tranh cãi khi cho rằng Công ty nên thuê thám tử để điều tra thông tin về “đời sống cá nhân” của các nhà báo đối lập. Phát biểu này đã gây ra một cơn bão chỉ trích không lâu ngay sau đó.
Vụ việc lần này đã dẫn đến rất nhiều dấu hỏi về văn hóa doanh nghiệp của Uber, mà hình ảnh phản chiếu chính là đại diện người đứng đầu, liệu rằng đây có phải là gót chân Achilles của gã khổng lồ mới nổi này?
CEO Kalanick cho rằng Uber thường xuyên phải đối đầu với các chiến dịch chống đối có màu sắc chính trị khi mở rộng tới các thành phố mới, được khởi nguồn từ các tài xế taxi. Cuối cùng, Uber đã tuyển David Plouffe, cựu cố vấn cho Tổng thống Barack Obama, đứng đầu bộ phận chính sách của công ty vào tháng 8/ 2014.
“Tôi không đồng tình với ý kiến cho rằng công ty đang gặp vấn đề về mặt hình ảnh,” Plouffe cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Vanity Fair. “Tôi thực sự nghĩ rằng khi bạn là một kẻ sáng tạo phá hoại thì bạn chắc chắn phải hứng chịu mũi tên từ rất nhiều người.”
Và như là một phần trong cuộc đua hướng tới mốc doanh thu 10 tỷ trong năm 2015. Uber đã chứng tỏ rằng họ không hề thỏa mãn vì đang độc tôn trong thị trường taxi. Công ty hiện đang thử nghiệm các dịch vụ vận chuyển không chỉ dành cho người như: giao burger tại Beirut, thử nghiệm dịch vụ mới với tình hình giao thông mang tính chu kỳ như ở New York, chuyên chở thú cung ở Seattle.
CEO Travis Kalanick của Uber đã nghiền nát các đối thủ cạnh tranh từ các nghiệp đoàn taxi cho đến các ứng dụng chia sẻ chuyến đi khác, nhưng sự phá hủy sáng tạo này được xem như là sự vận động hiển nhiên của quy luật cuộc sống.
Alibaba — Đối thủ bị phá rối: Charles Clover, Bắc Kinh
Với doanh số bán hàng trực tuyến gần 300 tỷ USD đạt được vào ngày 30 tháng 6 năm 2014, tập đoàn Thương mại điện tử Alibaba, với mô hình bán hàng trực tuyến giống với eBay, đã hầu như thay đổi ngành bán lẻ tại Trung Quốc.
Thế nhưng hiện giờ Alibaba, cũng như chính các đối thủ của mình, đang cố gắng hiện diện trong mọi lĩnh vực từ taxi cho tới các dịch vụ tài chính – họ đang ra sức lùng sục các miếng bánh béo bở từ các nguồn tài sản nhà nước được định giá thấp hơn nhiều so với thị trường.
Alibaba hiện đang sở hữu một phần ứng dụng gọi taxi Kuadi Dache, giúp điều phối gia tăng hiệu quả các chuyến taxi. Trong khi đó, Yu’E Bao, một quỹ thuộc Alibaba, hoạt động trên thị trường tài chính, cung cấp các khoản cho vay như một ngân hàng và đề xuất mức lãi suất tiết kiệm cao hơn ngân hàng, đã thu hút được nguồn vốn lên đến 534 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 86,5 tỷ USD) cho đến cuối tháng 9/ 2014.
Joe Tsai, phó chủ tịch điều hành của Alibaba và cũng là cánh tay phải đắc lực của nhà sáng lập Jack Ma, đã cho tạp chí Financial Times biết rằng ngành dịch vụ tài chính và chăm sóc sức khỏe là những lĩnh vực lớn có thể nhận được sự “sáng tạo phá hủy” từ công nghệ để thoát khỏi tình trạng hiện tại bởi vì tình trạng hiện thời của các lĩnh vực này đang rất lạc hậu, không đáp ứng kịp nhu cầu đòi hỏi của xã hội
Nhưng Tsai cũng phải thừa nhận các bước xâm nhập vào các lĩnh vực có sự bảo hộ của nhà nước, như ngành tài chính, không được suôn sẻ như họ dự định.
Tsai thừa nhận kế hoạch lấn sân sang lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tài chính, điển hình là quỹ tiền tệ trực tuyến Yu’E Bao, có một bước lùi sau khi Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc quyết định cấm công ty triển khai kế hoạch thẻ tín dụng ảo vào mùa xuân 2014.
Dường như sự ra đời của đối thủ cạnh tranh đến từ thế giới sẽ gây hại cho Union Pay, công ty Nhà nước độc quyền cung cấp thẻ tín dụng ở Trung Quốc. “Ngân hàng Trung Ương đã phát đi một thông điệp rất rõ ràng: “Hãy giảm nhịp độ mọi việc xuống một chút. Chúng tôi muốn có thời gian để hiểu bản chất thật sự những cuộc biến đổi này là như thế nào, các bạn hãy đem đến một cuộc cải cách thay vì là sự ‘phá hoại’,” Tsai phát biểu.
Đằng sau lĩnh vực bán lẻ: Tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba đang vẽ nên biểu đồ xâm nhập và tái định dạng những gì chúng ta thường thấy ở các dịch vụ tài chính truyền thống.
>> CEO Travis Kanalick: Có Uber, EU sẽ 'hết lo' vấn đề thất nghiệp!
Mai Trâm