Smartphone phải thật độc, lạ và rẻ mới có đất sống?

05/06/2015 15:25 PM | Công nghệ

Điện thoại thông minh màn hình cong, có thiết kế giống... cục đá đang được cho là tương lai của thị trường smartphone.

Nội dung nổi bật:

- Những chiếc điện thoại thông minh - smartphone có thiết kế độc lạ đang xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới nhưng mới chỉ dưới dạng thương hiệu địa phương.

- Câu hỏi đặt ra là phải mất bao lâu những thương hiệu điện thoại này mới có thể bán phổ biến trên toàn thế giới?


Bạn nghĩ đây là chiếc đồng hồ hay một cục đá? Thực tế nó có tên là Runcible - được mệnh danh là dòng điện thoại thông minh (smartphone) có thiết kế kỳ lạ nhất trong lịch sử. Cái tên này được lấy theo tác phẩm của Edward Lear – một nhà thơ người Anh sống ở thế kỷ 19. Người tạo nên chiếc điện thoại này là Monohn. Anh này nói rằng vì không thích những thông báo liên tục hay tiếng beep và những hình thức thông báo tin tức quá tải khác của các dòng điện thoại thông minh thông thường nên anh đã tạo ra Runcible. Thay vì rất nhiều ứng dụng có phần thái quá đó, Runcible cung cấp một hệ thống đơn giản hơn.

Chiếc điện thoại Runcible.

Runcible không phải là dòng smartphone khác thường duy nhất trên thị trường. Google sẽ bắt đầu thử nghiệm Puerto Rico vào cuối năm nay. Đây là mô hình thiết bị mà người dùng có thể nâng cấp điện thoại để có thời lượng pin lâu hơn và camera tốt hơn chỉ bằng việc thay thế một trong những cổng cắm.

LG đang bán dòng smartphone có thân cong và một “đôi mắt kỹ thuật số" gắn phía sau đầy ấn tượng.

Cuối cùng, mẫu điện thoại Yota mới nhất của một nhà sản xuất điện thoại nhỏ tại Nga có một màn hình đen trắng thứ 2 ở phía sau cho phép người dùng sử dụng pin lâu hơn.

Liệu người tiêu dùng có nên chờ đợi những dòng smartphone có vô số hình thù và kích cỡ khác nhau không?

Trước khi đến thời của những chiếc smartphone màn hình cảm ứng, điện thoại có nhiều hình thù đa dạng từ vỏ sò cho đến loại bàn phím. Tuy nhiên, những thiết kế độc đáo như Runcible hiện tại vẫn rất hiếm. Những thao tác như gõ bán phím không phù hợp với những thiết bị có kích thước vuông bằng lòng bàn tay.

“Nếu người tiêu dùng thực sự muốn một chiếc smartphone khác thường thì họ phải chờ ít nhất vài năm nữa”, theo Geoff Blaber đến từ công ty nghiên cứu CSS Insight. Để mang lại một hình dáng mới lạ thật sự, những thành phần như pin và màn hình cần phải cải tiến đầu tiên.

Hiện có rất nhiều thương hiệu điện thoại cho người tiêu dùng chọn lựa. Hầu hết các “tân binh” trên thị trường smartphone đều là các thương hiệu địa phương ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Coolpad, OnePlusOppo là một trong số những cái tên được biết đến nhiều nhất. Pháp có Wiko – một trong những thương hiệu điện thoại phổ biến nhất tại đây. Châu Phi có VMK – rất phổ biến tại Brazzaville – thủ phủ của Congo.

Mặc dù những công ty này đều có gốc rễ từ địa phương ("Công nghệ châu Phi dành cho người châu Phi" là slogan của VMK). Tuy nhiên đa phần đều là do kết hợp dây chuyền sản xuất Trung Quốc và chiến thuật marketing tại địa phương. Nhà sản xuất có thể thêm những tính năng đẹp mắt (một trong những phiên bản mới nhất của Wiko được gọi là Highway Pure chỉ dày 5,1 mm) nhưng mục tiêu của họ là phục vụ những người tiêu dùng muốn sử dụng smartphone thật sự nhưng lại không đủ khả năng mua iPhone hay Samsung. Highway Pure chỉ có giá ít hơn 300 USD, trong khi đó Elikia L của VMK có giá 110 USD. Với mức giá hợp lý và chất lượng tốt như vậy, việc kinh doanh của các thương hiệu này diễn ra khá tốt. Trong khi đó, những dòng điện thoại có thiết kế kỳ lạ như Runcible sẽ được định giá ở mức cao cấp hơn như chiếc YotaPhone 2 có 2 màn hình được bán với giá 680 USD.

Phải mất bao lâu những thương hiệu điện thoại này mới có thể bán phổ biến trên toàn thế giới?

“Mức độ cạnh tranh cho những dòng điện thoại giá rẻ ngày càng trở nên khốc liệt và những thương hiệu địa phương nhỏ hơn sẽ khó có thể sống sót”, theo dự đoán của Francisco Jeronimo đến từ công ty nghiên cứu IDC.

Xiaomi – một trong những công ty Trung Quốc phát triển nhanh nhất đang gặp nhiều rắc rối liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Đây có thể là nguyên nhân cản bước họ khi muốn vươn ra xa khỏi Trung Quốc.

Trong khi đó, Micromax của Ấn Độ rất có thể trở thành thương hiệu smartphone lớn nhất khu vực đầu tiên tiếp cận được thị trường phương Tây. Công ty này hiện là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất Ấn Độ với thị phần lên tới 22% so với mức 20% của Samsung. Micromax gây ấn tượng với hàng loạt mẫu điện thoại thông minh giá rẻ, dao động từ 30 – 200 USD.

Những khách hàng ưa thích sự mới lạ không chỉ thích thú về thiết kế và giá bán, họ cũng quan tâm về dịch vụ của nhà cung cấp thiết bị đó.

Jeronimo khuyến cáo rằng, người mua nên nhìn vào những thương hiệu nỗ lực tạo ra những dịch vụ thu hút nhất. Đây rõ ràng là sở trường của Xiaomi. Công ty Trung Quốc này thường được so sánh với Apple và ông chủ của họ là Lei Jun thậm chí còn được ví như Steve Jobs của Trung Quốc. Tham vọng của Xiaomi là trở thành một đế chế trực tuyến hùng mạnh chứ không chỉ là một nhà sản xuất điện thoại. Vào tháng 4 vừa qua, Lei Jun đã dự đoán doanh thu dịch vụ của công ty sẽ tăng gấp 3 lên gần 1 tỷ USD vào năm nay.

Micromax cũng có tham vọng như vậy. Một trong những thiết bị phổ biến nhất của hãng là Yureka có giá 140 USD và sử dụng hệ điều hành Cyanogen – một biến thể của Android. Nó cho phép người dùng mở rộng và đa dạng hóa tính năng so với hệ điều hành gốc của Google.

“Với Android, mỗi chiếc điện thoại đều trở nên giống nhau”, Rahul Sharma – đồng sáng lập Micromax nói. Với Cyanogen, Sharma nói rằng sẽ chèn thêm nhiều dịch vụ và tính năng khác để người dùng có thể thoải mái chọn lựa thay vì cung cấp một bộ đã được định dạng trước đó của Google.

Vân Đàm

Cùng chuyên mục
XEM