Những công ty công nghệ Trung Quốc đang "nuốt chửng" thế giới

07/06/2015 16:48 PM | Công nghệ

Công ty sản xuất máy tính bảng và điện thoại thông minh của Trung Quốc này còn được gọi là “Apple của Trung Quốc”. Xiaomi đã được thế giới biết đến kể từ tháng 8/2013 khi họ mời được Hugo Barra, người từng làm phó chủ tịch mảng quản lý sản xuất tại Google về giữ chức phó chủ tịch mảng phát triển kinh doanh quốc tế.

Khi bước vào văn phòng của Huawei tại Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc, các phóng viên báo Mỹ nhìn thấy những chiếc giường nhỏ đặt ngay dưới gầm bàn làm việc. Họ cho rằng điều đó có nghĩa là các nhân viên Huawei phải làm việc rất nhiều và ở lại công ty ngủ đêm. Thế nhưng sự thật không phải như thế. Những chiếc giường này được dùng để làm giường nghỉ trưa cho nhân viên.

Thông thường tại Mỹ nhân viên được nghỉ trưa rất ngắn và dĩ nhiên là không được ngủ. Thế nhưng ngủ trưa không có nghĩa là các nhân viên của Huawei lười biếng và nghỉ ngơi nhiều hơn các đối thủ khác. Trái lại, Huawei là một công ty công nghệ Trung Quốc phát triển nhanh nhất trên thị trường nước nhà và họ đang tìm cách hoặc cũng có thể nói là họ đã thống trị cả thế giới công nghệ. Ngoài Huawei, nhiều tên tuổi khác của Trung Quốc cũng đang nhăm nhe cho vị trí này.

Lenovo

Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh với khẩu hiệu “Cho những người dám nghĩ dám làm” (For those who do) đang hướng tới vị trị hàng đầu khi mua lại công việc kinh doanh máy tính của IBM vào năm 2005. Cuộc mua bán chuyển nhượng này có giá lên tới 1,76 tỷ USD.

Lenovo hiện nay là công ty sản xuất máy tính để bàn lớn nhất thế giới, vượt trên các đối thủ trước đó như HP (Mỹ) về cả số lượng và cả doanh thu. Năm 2014, Lenovo đã mua lại mảng máy chủ của IBM với giá 2,3 tỷ USD và mảng smartphone của Motorola (lúc đó đã về tay Google) với giá 2,9 tỷ USD. Động thái cuối cùng đã khiến gã sản xuất smartphone lớn thứ 3 thế giới và nắm giữ 6% thị phần vào thời điểm đó về tay Lenovo.

Thế nhưng tham vọng của Lenovo còn lớn hơn nữa. Theo trang Bloomberg Business Week, một hồ sơ chi tiết về công ty có phần mô tả Lenovo giống như một loài kền kền công nghệ, chuyên nhảy vào những lĩnh vực mà các đối thủ khác đã loại bỏ. Cựu nhân viên IBM và chủ tịch của Lenovo William Grabe trả lời tờ Bloomberg: “Đối với Lenovo, sự cạnh tranh chuyển từ HP và Acer và Dell sang Samsung và Apple. Lenovo muốn trở thành một công ty giá trị 100 tỷ USD và bạn sẽ không thể làm được như thế nếu chỉ cải thiện phần PC hoặc máy chủ”.

Thế nhưng con đường trước mắt với Lenovo còn khá chông gai khi lợi nhuận ròng của công ty này chỉ đạt 2,1% trong năm tài khoản 2013-2014.

Huawei

Tổng doanh thu nhóm năm 2013 của Huawei đạt 39 triệu USD, ngoài ra công ty này còn nắm giữ trong tay 36.311 bằng sáng chế, rất nhiều trong số đó liên quan đến công nghệ mạng 4G LTE tốc độ cao. Ngoài ra, công ty này còn chi tiền cho các công trình nghiên cứu phát triển 5G tại Đại học Surrey, Anh.

Mặc dù rất thành công trong việc cung cấp mạng xương sống cho các thiết bị di động, Huawei vẫn dính nghi vấn sử dụng các hệ thống này để bí mật theo dõi khách hàng thay mặt cho chính phủ Trung Quốc. Mỹ và Úc đã cấm công ty này tham gia các hợp đồng cung cấp cho lĩnh vực công và ủy ban tình báo của Hạ viện Hoa Kỳ vào năm 2012 đã cho biết, các công ty thuộc khối tư nhân cần phải được thông báo về các nguy cơ có thể xảy ra.

Các cơ quan chính phủ châu Âu và Mỹ lo ngại như vậy vì nhà sáng lập công ty này chính là ông Ren Zhengfei, một cựu quân nhân của Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa. Nhưng Huawei cho hay những cáo buộc này đều là không có căn cứ. Hội đồng quản trị của công ty bao gồm cả những người châu Âu và họ có một hệ thống quản lý đặc biệt, trong đó ba người sẽ lần lượt thay phiên nhau nắm vị trí giám đốc điều hành.

Tham vọng của Huawei mang tính toàn cầu. Trung Quốc chỉ đem lại 35% lợi nhuận của công ty, còn châu Âu, Trung Đông và châu Phi đóng góp tới 36% tổng lợi nhuận. Công ty này cũng kỳ vọng mình sẽ không chỉ dừng lại ở mảng smartphone mà còn tiến sang cả mảng hệ thống cho các doanh nghiệp lớn. Theo kết quả nghiên cứu của Kantar ComTech, doanh số bán hàng của Huawei tại châu Âu đã tăng hơn gấp đôi trong năm 2013 do người mua ngày càng có xu hướng tìm đến các thiết bị giá rẻ mà không quan tâm đến thương hiệu.

Xiaomi

Công ty sản xuất máy tính bảng và điện thoại thông minh của Trung Quốc này còn được gọi là “Apple của Trung Quốc”. Xiaomi đã được thế giới biết đến kể từ tháng 8/2013 khi họ mời được Hugo Barra, người từng làm phó chủ tịch mảng quản lý sản xuất tại Google về giữ chức phó chủ tịch mảng phát triển kinh doanh quốc tế.

Xiaomi đã xây dựng được một hệ thống các “fan trung thành” đối với tất cả các sản phẩm smartphone của hãng. Những thiết bị này được phát triển và bán hết nhanh một cách đáng ngạc nhiên chỉ qua hình thức trực tuyến.

Công ty này ngày càng mở rộng thị trường ra khỏi nước Mỹ và đã đến các quốc gia như Ấn Độ và những quốc gia khác.

Tháng 4/2014, Xiaomi đã vượt mặt Samsung về doanh số smartphone và đây là lần thứ 2 Xiaomi làm được điều này. Nếu với đà phát triển như vậy, Xiaomi sẽ sớm trở thành một nguy cơ lớn của tất cả các đối thủ.

Tencent

Giống như Huawei, Tencent cũng xuất phát từ Thâm Quyến. Công ty này đã xây dựng một ứng dụng nhắn tin có tên gọi Tencent QQ với hơn 650 triệu người sử dụng thường xuyên, vượt xa rất nhiều so với WhatsApp của Facebook với chỉ 500 triệu người sử dụng.

Tencent là công ty internet lớn thứ 5 trên thế giới sau Google, Amazon, Facebook và eBay nhưng nó chỉ được biết đến chủ yếu tại châu Á. Mặc dù cổ phiếu của công ty đã được niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông và có giá trị lên tới 150 tỷ USD vậy vì sao chẳng mấy ai ngoài những người sống tại Trung Quốc và Hồng Kông biết đến công ty này?

Cơ bản là vì họ chưa bắt đầu cố gắng cạnh tranh trong mảng nền tảng smartphone trên sân quốc tế. Công ty này đã tạo ra được rất nhiều doanh thu thông qua cổng điện tử QQ với các game trực tuyến, sàn đấu giá PaiPal và ứng dụng cho di động như hệ thống Taxi Dididache với hơn 40 triệu người đăng ký sử dụng. Với sức mạnh tài chính của mình, một khi Tencent đã vươn cánh tay ra thị trường nước ngoài, nó sẽ khiến các công ty như Uber hay Hailo bị “ra rìa”.

Baidu

Công cụ tìm kiếm phổ biến tại Trung Quốc không phải là Google mà là Baidu, một công ty được thành lập năm 2000 bởi một cựu lập trình viên phần mềm tại New Jersey, ông Robin Ki. Năm 1996 ông từng nhận bằng sáng chế cho công nghệ xếp hạng tìm kiếm (cùng lúc đó Larry Page và Sergey cũng đang xây dựng một hệ thống tương tự tại Carlifornia và hệ thống được cấp bằng sáng chế của họ có tên là Google).

Tuy nhiên ông đã phát triển một công cụ tìm kiếm phù hợp với các quy định chặt chẽ của chính phủ Trung Quốc. Hiện nay Baidu chiếm khoảng 2/3 thị phần tìm kiếm ở Trung Quốc với hơn 1 tỷ người sử dụng.

Vậy Baidu có ý định vượt ra ngoài ranh giới Trung Quốc hay không? Năm 2007, nỗ lực của Baidu tại thị trường Nhật Bản đã thất bại, từ đó công ty này đã thiết lập các trung tâm tìm kiếm và văn phòng tại Singapore, Úc, Ấn Độ, Brazil và có lẽ sắp tới sẽ là cả Mỹ. Mọi thứ Baidu làm còn rất dè chừng nhưng không có nghĩa là tham vọng của họ không lớn.

ZTE

ZTE cũng là một công ty xuất phát từ vùng Thâm Quyến với mảng kinh doanh chính là thiết bị mạng và các thiết bị cũng như phần mềm kết nối. Theo công ty nghiên cứu IDC, ZTE là một trong số 10 nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Tương tự như Huawei, ZTE cũng đối mặt với những nghi ngờ của chính phủ châu Âu về việc phá hoại cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, ZTE luôn phủ nhận điều này.

Năm 2014, công ty này thu hút sự chú ý do sản xuất được một chiếc smartphone có giá siêu rẻ chạy trên hệ điều hành Firefox. Một vài người cho rằng giá rẻ thì sẽ bán được nhiều tại các thị trường mới nổi nhưng nếu việc này không thành, ZTE vẫn có thể cung cấp các thiết bị trên nền tảng Android để bù lại.

Alibaba

Alibaba chính là lý do vì sao Yahoo vẫn còn trụ được trong tình hình làm ăn như hiện nay. Yahoo sở hữu 24% cổ phần tại Alibaba, một công ty thương mại điện tử được sử dụng cho rất nhiều giao dịch lớn tại Trung Quốc. Công ty này cho biết mình chịu trách nhiệm cho nội dung của 60% giao dịch tại thị trường này. Dịch vụ Alipay chiếm một nửa số lượng giao dịch thanh toán điện tử tại Trung Quốc. Năm 2014 doanh số bán hàng của Alibaba ước đạt 420 tỷ.

Alibaba, đang sở hữu phiên bản eBay tiếng Trung và một số trang thương mại điện tử của Trung Quốc, có quyền mua lại một nửa trong số 20% cổ phần còn lại của Yahoo trước khi tiến hành IPO. Năm 2014, Alibaba có giá trị thị trường khoảng 231 tỷ USD.

Cùng chuyên mục
XEM