Cuộc cách mạng công nghệ màn hình cảm ứng

27/02/2016 09:16 AM | Công nghệ

Công nghệ màn hình cảm ứng phát triển tới mức có thể thay đổi hoàn toàn cách người dùng tương tác với các thiết bị số.

Màn hình cảm ứng chiếm ưu thế tuyệt đối trong thị trường các thiết bị công nghệ, từ điện thoại thông minh đến máy rút tiền và giải trí trên xe hơi.

Các thiết bị ngày càng tinh vi và hiện đại hơn, đòi hỏi cách thức tương tác với người dùng qua màn hình cảm ứng ngày càng tinh tế và chính xác hơn.

Mặc dù được nghiên cứu từ những năm 1960 nhưng mãi 2 thập niên sau, màn hình cảm ứng mới xuất hiện. Nhiều màn hình đầu tiên được gọi là "điện trở" ở dạng đơn giản, các điểm tiếp xúc được đo để cung cấp phối hợp của các ngón tay.

Màn hình điện trở có giá rẻ vẫn được sử dụng, nhưng hiện nay những màn hình cảm ứng điện dung có độ chuẩn xác cao hơn và hồi đáp nhanh khi được chạm nhẹ bằng ngón tay.

Dù không phải đi đầu nhưng chiếc iPhone đầu tiên của Apple với màn hình cảm ứng đã trở thành thiết kế thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất smartphone, người dùng tương tác với thiết bị chuyển từ bấm sang chạm.

Hầu hết các nghiên cứu hiện đang đi vào hoàn thiện công nghệ màn hình cảm ứng mỏng hơn, tinh tế hơn.

Robert Bosch - một nhà sản xuất phụ tùng xe hơi của Đức gần đây phát triển màn hình cảm ứng "thông tin phản hồi xúc giác": hiệu hứng hình ảnh, âm thanh và rung động để xác nhận khi các biểu tượng hoặc phím được chọn.

Ý tưởng này có thể giúp người lái xe cảm nhận và bấm đúng nút mà không cần phải nhìn vào màn hình...

Apple đã tạo ra một xu hướng mới về phương thức tương tác cho thiết bị công nghệ khi áp dụng Force Touch, 3D Touch và Taptic Engine vào các dòng iPhone, Apple Watch và MacBook mới.

Để cấu thành nên chức năng nhận biết lực nhấn, Apple đã sử dụng 2 bộ phận là cảm biến lực nhấn và một bộ rung chuyên biệt.

Bộ rung đặc biệt này có khả năng đưa ra những phản hồi xúc giác (haptic feedback) giúp tay người dùng có những cảm giác khác nhau khi chạm nhẹ hay chạm mạnh lên màn hình hoặc trackpad (bàn di chuột trên các dòng máy MacBookcủa Apple).

Điều này cho phép người sử dụng nhấn để xem trước một tin nhắn hoặc email trước khi mở nó.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kỹ thuật Berlin, Đức đã chế tạo thành công công nghệ GelTouch, giúp màn hình cảm ứng có thể thêm các nút bấm vật lý tạm khi cần sử dụng và các nút bấm này sẽ nhanh chóng biến mất khi không cần sử dụng.

Theo đó, viễn tưởng một chiếc iPhone có bàn phím QWERTY có thể sớm thành hiện thực, màn hình cảm ứng lớn, mượt mà nhưng khi cần vẫn rất mạnh mẽ và cơ động với bàn phím "vật lý”.

Ở một khía cạnh khác, kỹ thuật in ảnh siêu nhỏ với độ chính xác cao được phát triển thành công bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Zurich và nhóm khởi nghiệp Scrona.

Kỹ thuật in ảnh màu này được gọi là "3D Nanodrip", toàn bộ hình ảnh có thể đặt vừa trong 1 điểm ảnh của màn hình retina và gần như là vô hình với mắt thường.

Nhóm nghiên cứu hy vọng công nghệ này có thể được thương mại hóa trong lĩnh vực điện tử và quang học, bao gồm màn hình hiển thị.

Trong khi đó, vật liệu được sử dụng để thiết kế các màn hình cảm ứng ngày càng nhiều triển vọng với các phát minh liên quan đến graphene.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester ở Anh, nơi graphene đã được phát hiện, cho thấy graphene có thể được sử dụng để thiết kế các màn hình cảm ứng có thể cuộn tròn như một tờ báo.

Graphene - tấm carbon có kích thước tương đương bề dày một nguyên tử, có độ bền vững, độ linh hoạt, độ trong suốt hơn cả kim cương và tính dẫn điện tuyệt vời, có thể ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất màn hình cảm ứng và pin năng lượng Mặt trời.

Khó khăn nhất đối với việc ứng dụng là tạo ra graphene đơn lớp có kích thước lớn. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Công ty Samsung và Đại học Sungkyunkwan đã chế tạo ra 1 tấm graphene tương đương kích cỡ 1 chiếc tivi 30 inch.

Màn hình này được coi là có khả năng khắc phục các điểm yếu và hiệu quả vượt trội so với các màn hình ITO đang sử dụng cho điện thoại di động hiện nay.

Công nghệ màn hình cảm ứng không chạm cũng đã có những thành công đầu tiên. Samsung đã sử dụng cảm biến hồng ngoại ngay trên màn hình trên một số smartphone để phát hiện cử chỉ tay, qua đó người dùng không cần chạm vào màn hình để điều khiển các ứng dụng.

Google đang phát triển một chip radar mà có thể được nhúng vào phía sau màn hình chính để thực hiện chứng năng tương tự.

Con chip này được cho là đủ nhạy cảm để nhận những cử chỉ phức tạp, chẳng hạn như xoay một ngón tay trong một vòng tròn kim đồng hồ để tăng giảm âm lượng.

Công nghệ này đang được phát triển trên màn hình cảm ứng trong xe hơi, giúp người dùng tránh mất tập trung khi lái xe.

BMW đã phát triển một màn hình cảm ứng sử dụng một máy ảnh trong nóc xe để nhận ra cử chỉ tay: Nếu điện thoại reo, người lái xe chỉ hướng tới màn hình để thực hiện cuộc thoại, nếu muốn từ chối cuộc gọi chỉ cần phẩy tay.

Công nghệ này, bổ sung thêm hệ thống nhận diện giọng nói như Siri của Apple và Cortana của Microsoft... hứa hẹn thay đổi hoàn toàn cách tương tác giữa thiết bị và người dùng.

Theo HOÀNG HÀ

Cùng chuyên mục
XEM