Cổ phiếu Novaland thoát diện cảnh báo

03/04/2025 14:56 PM | Chứng khoán

Lý do bởi Novaland đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị cảnh báo theo quy định.

Cổ phiếu Novaland thoát diện cảnh báo- Ảnh 1.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa thông báo về việc đưa cổ phiếu NVL của Novaland ra khỏi diện cảnh báo kể từ ngày 3/4/2025. Lý do bởi Novaland đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị cảnh báo theo quy định.

Trước đó, NVL bị HoSE đưa vào diện cảnh báo từ ngày 23/9 do chậm nộp BCTC soát xét bán niên năm 2024 quá 15 ngày so với thời hạn quy định. Novaland đã hoàn tất công bố thông tin về báo cáo tài chính (BCTC) soát xét bán niên 2024 và các giải trình liên quan theo quy định vào ngày 26/9. Đối với BCTC quý 3/2024, công ty đã hoàn tất CBTT vào ngày 30/10/2024, đúng theo quy định về CBTT trên thị trường chứng khoán tại Điều 14.3.c Thông tư 96/2020/TT-BTC.

Hiện cổ phiếu NVL cũng nằm trong danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Như vậy, cổ phiếu NVL có thể được HOSE xem xét cấp quyền giao dịch ký quỹ trở lại trong thời gian tới.

Ở một diễn biến liên quan, tại BCTC hợp nhất 2024 đã kiểm toán vừa được công bố, kiểm toán viên của Moore AISC không đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ nhưng lưu ý người đọc đến Thuyết minh III.2 về "Giả định hoạt động liên tục".

Trong năm 2024, Novaland phát sinh khoản lỗ 4.395 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm âm 5.971 tỷ đồng (con số này của năm 2023 là âm 7.626 tỷ Đồng). Tính đến ngày 31/12/2024, Novaland chưa thực hiện một số cam kết nghĩa vụ nợ ngắn hạn đến hạn trả liên quan đến các khoản vay và trái phiếu.

Novaland cho biết nguyên nhân nhân đến khoản lỗ sau thuế 2024 tăng hơn 4.880 tỷ so với cùng kỳ là tập đoàn thực hiện trích lập dự phòng nghĩa vụ phải trả và chi phí tài chính tăng thêm. Cụ thể, giá vốn hàng bán và chi phí khác tăng lên do trích lập dự phòng tiền thuê đất, tiền sử dụng đất phải nộp và tiền chậm nộp tiền thuê đất, sử dụng đất của dự án hơn 30 ha Nam Rạch Chiếc, phường An Phú, TP Thủ Đức.

Cổ phiếu Novaland thoát diện cảnh báo- Ảnh 2.

Về doanh thu năm 2024, Novaland ghi nhận 9.080 tỷ đồng, tăng hơn 90% so với năm trước. Tuy nhiên, do giá vốn cao, lãi gộp chỉ đạt gần 84 tỷ đồng, giảm mạnh so với 1.322 tỷ đồng của năm 2023.

Tổng dư nợ vay và thuê tài chính ngắn hạn tính đến cuối năm 2024 là 36.978 tỷ đồng, tăng hơn 6.000 tỷ đồng so với đầu năm. Nợ dài hạn còn 24.587 tỷ đồng, giảm gần 2.200 tỷ đồng. Như vậy, tổng vay nợ thuê tài chính đã vượt 61.500 tỷ đồng.

Phía Novaland cho hay, 6 tháng đầu năm 2024 là thời điểm công cuộc tái cấu trúc diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, Tập đoàn đã hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ hiện hành. Do đó, khối lượng giao dịch, mức độ phức tạp và số lượng hồ sơ cần soát xét tăng cao, dẫn đến cần nhiều thời gian để xử lý hồ sơ.

Sau hơn 2 năm nỗ lực tái cấu trúc, đến nay, Novaland ghi nhận được tín hiệu khả quan, tuy nhiên khả năng hoạt động liên tục vẫn còn phụ thuộc nhiều yếu tố như ý kiến của kiểm toán viên.

Chốt phiên 2/4, cổ phiếu NVL đang dừng ở mức 10.300 đồng/cp.

Cổ phiếu Novaland thoát diện cảnh báo- Ảnh 3.

Theo Ngọc Ly

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Thủ tướng: Chống nhập khẩu hàng hóa từ nước thứ 3 để xuất khẩu sang Mỹ

Theo Thủ tướng, giải quyết vấn đề thuế quan với Mỹ cần tính đến tổng thể chung của kinh tế đối ngoại Việt Nam và không ảnh hưởng tới các thị trường khác

Tiến sĩ RMIT: Việt Nam cần thực thi nghiêm ngặt quy tắc xuất xứ

Theo tiến sĩ Chu Thanh Tuấn - Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, một trong những chiến lược dài hạn Việt Nam là kiểm soát chặt xuất xứ để ngăn chặn việc hàng hóa nước khác "đội lốt" hàng Việt. Ông cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm với giới chức thương mại Mỹ và nếu không kiểm soát tốt, Việt Nam có thể phải đối mặt với các hình phạt bổ sung.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ từng khuyên: Hãy mua vàng, đừng tích tiền trong thời khủng hoảng!

"Với tôi, trong thời khủng hoảng thì vàng, bạc mới là tài sản thực sự chứ không phải tiền mặt", ông Kiyosaki nhấn mạnh.

Không muốn “oằn mình” gánh nợ mua nhà, người trẻ chọn cách đi thuê

Trong bối cảnh giá nhà không ngừng leo thang, nhiều người trẻ Việt Nam đang dần rẽ hướng sang lựa chọn thuê nhà thay vì “gồng mình” vay nợ để mua nhà.