Có nhà khoa học bỏ hẳn 20 năm nghiên cứu để giúp bạn thay đổi những thói quen nhỏ nhặt như này

14/03/2018 08:45 AM | Sống

BJ Fogg, chuyên gia tâm lý đến từ đại học Stanford (Hoa Kỳ), người đã dành hơn 20 năm nghiên cứu tâm lý và thói quen của con người đã đưa ra những chỉ dẫn giúp bạn dần thay đổi bản thân theo hướng bạn muốn, tích cực, năng động và quyết đoán hơn.

Hẳn chúng ta ai cũng thích cái cảm giác sống trong một ngôi nhà sạch sẽ ngăn nắp hay cảm giác khi làm xong mọi việc và check email kiểm tra lần cuối. Nhưng nhiều người trong chúng ta lại không muốn bắt tay vào dọn dẹp một chút nào. Hoặc đôi khi công việc quá nhiều và chỉ cần nhìn vào thôi là chúng ta đã mệt mỏi, đã muốn đóng tất cả lại và ngồi than thân trách phận.

Nhưng đừng lo, đây là bản năng của loài người. Từ thời xa xưa khi tổ tiên chúng ta còn phải đối mặt với bao nhiêu hiểm nguy, khi mà một con thú săn mồi hay một cơn bão bất chợt có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng thì "lười nhát" lại là một giải pháp…thông minh. 

Khi đi một con đường mới và thấy từ đằng xa một vật tròn lớn màu nâu, bộ não tổ tiên chúng ta mách bảo rằng đó có thể là một con gấu hoặc một tảng đá. Mặc dù rất nhiều khả năng đó là tảng đá, nhưng chúng ta sẽ lựa chọn giải pháp dễ dàng hơn là đi về đường cũ, xa hơn nhưng an toàn.

Tương tự, chúng ta có thói quen luôn đi lại những con đường cũ, lặp lại những hành động cũ bởi vì những việc đó đã được cân nhắc và phân tích, những việc đó an toàn và vì thế, bộ não chúng ta không phải tốn nhiều thời gian và năng lượng. 

Trong cuộc sống ngày nay chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra những bộ não "an toàn" với những thói quen, suy nghĩ cố hữu. Những thói quen, suy nghĩ sẽ quyết định đến hành động của bạn, và vì thế gián tiếp nói cho mọi người biết bạn là người như thế nào.

Có nhà khoa học bỏ hẳn 20 năm nghiên cứu để giúp bạn thay đổi những thói quen nhỏ nhặt như này - Ảnh 1.

"Sự xuất sắc không thuộc về một hành động, nó thuộc về một thói quen" – Aristotle.

Mỗi người chúng ta đều có thói quen tốt và thói quen xấu. Có những thói quen tưởng như nhỏ nhặt như dậy sớm tập thể dục, có một quyển sổ ghi chép, đọc sách hàng ngày…nhưng lại giúp ích rất nhiều cho cuộc sống chúng ta. 

Sẽ có những người quan tâm, thậm chí là ngưỡng mộ bạn vì những điều này. Nghe thì ngạc nhiên nhưng đôi khi mỗi chúng ta có những thói quen mà người khác tập…cả đời không được. 

Vậy làm thế nào để tập thói quen tốt, làm thế nào để từ bỏ thói quen xấu? Liệu khả năng thay đổi bản thân có liên quan mật thiết đến sự thành công hay thất bại của một người? 

BJ Fogg, chuyên gia tâm lý đến từ đại học Stanford (Hoa Kỳ), người đã dành hơn 20 năm nghiên cứu tâm lý và thói quen của con người đã đưa ra những chỉ dẫn giúp bạn dần thay đổi bản thân theo hướng bạn muốn, tích cực, năng động và quyết đoán hơn.

Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ

Theo bài nghiên cứu của Fogg, mỗi người đều có những lúc tâm trạng tích cực và tiêu cực thay phiên nhau. Bằng cách cố gắng hoàn thành những việc nhỏ trong giai đoạn tích cực, chúng ta có thể củng cố thời gian tích cực này đồng thời kích thích mong muốn duy trì nó. 

Hãy chia việc lớn lao hay thói quen bạn mong muốn thành nhiều giai đoạn nhỏ. 

Cố gắng thực hiện những giai đoạn này vào những lúc tâm trạng tích cực như buổi sáng mới ngủ dậy hay lúc thu xếp xong xuôi những công việc khác. Hãy bắt đầu từ tốn và thành công dần dần, chính sự thành công này sẽ khuyến khích bạn duy trì và dần hình thành thói quen tốt.

Có nhà khoa học bỏ hẳn 20 năm nghiên cứu để giúp bạn thay đổi những thói quen nhỏ nhặt như này - Ảnh 2.

Hãy tưởng thưởng bản thân và tránh những điều làm ảnh hưởng đến mục tiêu.

Giả thử bạn muốn kiêng thuốc lá, bạn quyết tâm vứt bao thuốc đi và hứa với lòng sẽ không mua lại. Nói thì đơn giản nhưng mỗi khi nhìn ai đó hút thuốc hay thấy quảng cáo thuốc lá thì bạn lại thèm thuốc trở lại. 

Khi đó bộ não của bạn lại phải đấu tranh giữa ước muốn bỏ thuốc và thói quen hút thuốc đã có từ trước. Sự đấu tranh này làm đầu óc bạn mệt mỏi, vô hình chung làm giảm tính tích cực của mong ước bỏ thuốc. Nếu như lúc đó bạn căng thẳng hoặc lúc tâm lý đi xuống thì bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc.

Bài nguyên cứu chỉ ra rằng hãy cố gắng tránh những thông tiêu làm ảnh hưởng mục tiêu đồng thời tự thưởng cho mình những phần thưởng khích lệ nhỏ. Bỏ thuốc được một tuần rồi ư? Hãy mua cho mình một món đồ nho nhỏ mà bạn thích. 

Món đồ này sẽ động lực để bạn thêm quyết tâm. Hãy nhớ rằng những cái tốt đẹp đều có giá, đừng ngại một chút chi phí mỗi khi bạn học một thói quen tốt hoặc từ bỏ thói quen xấu. Bạn sẽ không "lỗ" đâu!

Lập kế hoạch và đưa ra nhiều lựa chọn

Hãy lên kế hoạch cẩn thân và đề ra nhiều phương án cho kế hoạch. Đây là cách tốt để hạn chế cảm giác thất bại, vốn là thứ chúng ta sẽ phải đối mặt thường xuyên. Một dự án lớn cần vài năm, một thói quen tốt cần vài tháng, rất có thể có nhiều ngày chúng ta không thể làm theo kế hoạch hay thói quen đặt ra. 

Lúc này chúng ta cần những lựa chọn thay thế. Ví dụ như theo lịch hôm nay bạn sẽ chạy bộ 30 phút để giảm cân, nhưng đôi giày chạy bộ bị hỏng và thay vì thế bạn quyết định nhảy dây 15 phút hoặc tập bài thể dục 30 phút tại nhà. 

Đừng gò ép mình và gồng lên vào một bản kế hoạch cứng nhắc thì việc linh hoạt sẽ giúp chúng ta đi được xa và làm được nhiều hơn. Chúng ta cần một kết quả tốt đẹp chứ không cần một hành động đột phá, và vì thế hãy linh hoạt để đi được đến cùng.

Có nhà khoa học bỏ hẳn 20 năm nghiên cứu để giúp bạn thay đổi những thói quen nhỏ nhặt như này - Ảnh 3.

Hãy hành động

Theo thời gian, những thông tin tích cực giúp chúng ta thay đổi sẽ dần yếu đi và bị lu mờ bởi những thông tin mới. Não bộ khi đã quen sẽ dần xếp chúng vào thông tin lưu trữ. Lúc đó chúng ta sẽ không còn động lực để bắt đầu. 

Những cảm hứng lớn lao chỉ đến một lần, ai đó nổi tiếng đã từng nói vậy. Vì vậy hãy đứng lên và bắt đầu luôn. Hãy cho thế giới biết bạn là ai và có thể làm được những điều hay ho tuyệt vời đến thế nào!

P.V

Cùng chuyên mục
XEM