Đừng để cái nghèo trở thành một thói quen: Sức mạnh của thói quen xấu là cạm bẫy hiểm họa của một đời người
Việc gì bạn đã hình thành là một thói quen, bạn lại không muốn thay đổi, liệu người khác có thể giúp bạn được không? Vì thế, muốn được người khác giúp đỡ thì cần phải có dũng khí để thay đổi bản thân, còn tự mình muốn giải cứu mình thì cần tạo nên những thói quen tốt.
Peter là một người nghèo, mấy chục năm trôi qua rồi mà Thần tài không có lần nào mỉm cười với Peter cả. Peter cảm thấy rất buồn và không hiểu lý do tại sao mình làm gì cũng không được như ý, lúc nào cũng không một xu dính túi như vậy? Có lẽ vị thần hộ mệnh của Peter ở quá xa, hoặc vị thần này quá bận nên đã bỏ quên Peter mất rồi.
Suy đi nghĩ lại, Peter nghĩ đến một thầy bói nổi tiếng và tìm đến gặp ông ta. Peter đến gặp vị thầy bói này và nói rõ nỗi khổ trong lòng mình để xin lời giải đáp cho những nghi hoặc trong lòng.
Vị thầy bói nhìn kỹ Peter từ trên xuống dưới, từ trái sang phải rồi cười. Thấy vậy, Peter vội vàng hỏi: “Thế nào hả thầy? vấn đền là do đâu ạ?”.
Vị thầy bói nhìn Peter nói: “Trước 40 tuổi anh luôn là một tên nghèo kiết xác”.
“Ồ, đúng vậy ạ, thầy quả là thánh sống”. Peter cảm thấy vô cùng phấn khích, liền vội vã hỏi thêm: “Thế sau 40 tuổi thì thế nào hả thầy? Con năm sau là tròn 40 tuổi rồi ạ?”.
Vị thầy bói nhìn anh ta, bình tĩnh trả lời: “Thì cũng vẫn như trước đấy thôi”.
“Tại sao ạ?” Peter thảng thốt.
“Bởi vì anh đã quen với nó rồi”. Vị thầy bói vẫn bình tĩnh nói.
Nghèo cũng là một thói quen, Peter đã quen với cái nghèo nên anh ta đã hình thành tư duy theo cách của người nghèo. Nghèo đói lâu dài, Peter đã hình thành nên một suy nghĩ đó là: không có tiền, cuộc sống không như ý là do sự sắp đặt của số phận. Sức mạnh của thói quen đã cuốn anh ta vào vòng xoáy khiến anh ta không thoát ra được.
Không thể phủ nhận rằng, có rất rất ít người thông qua sự nỗ lực để biến mình từ người nghèo thành người giàu có. Đa số con người đều hành động theo sự thúc đẩy của quán tính, người nghèo kiếm tiền để tiết kiệm, người giàu kiếm tiền để tiêu, tất cả đều là kết quả của tư duy, hành vi và ngôn ngữ khác nhau đem lại.
Hài lòng với hiện tại, cam chịu số phận, không có chí tiến thủ, lười biếng cũng như thiếu quyết tâm và nghị lực là những trở ngại khiến chúng ta không muốn thay đổi. Kể cả có lúc chúng ta muốn thay đổi nhưng lại bị những quán tính kìm chân khiến bản thân không vượt qua được.
Cuộc đời của người nghèo là một quỹ đạo đi xuống, tác dụng của quán tính chỉ giúp chúng ta trượt xuống, và nếu như chúng ta càng sớm chế ngự nó thì cái giá của sự thay đổi quỹ đạo càng thấp, còn nếu chúng ta cứ trượt dài thì quán tính sẽ ngày càng lớn, cái giá để thay đổi cũng sẽ càng cao.
Vì vậy, chăm chỉ, không ngừng nỗ lực, kiên trì học tập, dũng cảm đổi mới với ý chí và quyết tâm cao sẽ là năng lượng giúp bạn tiến lên để đạt được những thành công to lớn.