Có một thế hệ bố mẹ nghiện dùng thẻ tín dụng hơn cả con, mỗi tháng tiết kiệm được vài triệu nếu biết những cách này

23/03/2025 21:00 PM | Sống

Những phụ huynh dưới đây đều có nhiều năm kinh nghiệm dùng thẻ tín dụng.

Thẻ tín dụng không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi giới trẻ thường bị cảnh báo về việc “quẹt thẻ” quá tay, nhiều bậc cha mẹ lại cho thấy sự “nghiện” thẻ tín dụng theo cách thông minh và kỷ luật. Cùng gặp chú Xuân (47 tuổi, TP. Đà Nẵng) và cô Quỳnh (49 tuổi, TP. Hà Nội) - hai nhân vật đã gắn bó với thẻ tín dụng lâu năm để hiểu rõ hơn.

Gắn bó với thẻ tín dụng hơn 10 năm

Với chú Xuân, một người kinh doanh tự do - thẻ tín dụng xuất hiện trong cuộc đời như một giải pháp… “tình thế”. Chú nhớ lại: “Mười năm trước, mình được người bạn giới thiệu mở để thanh toán tiền vé máy bay cho chuyến công tác. Lúc đó, mình chỉ nghĩ đơn giản là tiện, không phải mang nhiều tiền mặt. Ai ngờ, càng dùng càng thấy hay”.

Chú kể, ban đầu chú chỉ dùng thẻ để mua vé máy bay hoặc thanh toán các khoản lớn khi thiếu tiền mặt. Nhưng khi khám phá ra các chương trình tích điểm và hoàn tiền, chú bắt đầu nghiên cứu kỹ hơn về từng loại thẻ. “Mình phát hiện ra mỗi thẻ có ưu đãi khác nhau. Có thẻ tích dặm bay, có thẻ hoàn tiền. Thế là mình chọn lọc dùng 4 thẻ tín dụng để phù hợp với nhu cầu chi tiêu,” chú chia sẻ.

Một trường hợp khác, cô Quỳnh - một nhân viên văn phòng tại Hà Nội, lại biết đến thẻ tín dụng theo cách khác. Cô cho hay: “Hồi đó, khoảng năm 2014, mình thấy đồng nghiệp hay dùng thẻ để mua sắm ở siêu thị, rồi họ khoe được hoàn tiền vài trăm nghìn mỗi tháng. Mình tò mò hỏi thăm, rồi được ngân hàng tư vấn mở thử một thẻ với hạn mức 20 triệu đồng”. Ban đầu, cô khá e dè vì sợ “quẹt nhiều rồi không trả nổi.” Nhưng sau vài lần sử dụng, cô nhận ra thẻ tín dụng không chỉ tiện lợi mà còn giúp quản lý chi tiêu hiệu quả hơn nếu biết cách. “Mình thấy mỗi giao dịch đều được ghi lại rõ ràng, không như tiền mặt cứ rút ra là hết mà không biết tiêu vào đâu,” cô nói.

Có một thế hệ bố mẹ nghiện dùng thẻ tín dụng hơn cả con, mỗi tháng tiết kiệm được vài triệu nếu biết những cách này- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Tiết kiệm được vài triệu mỗi tháng

Khi được hỏi tại sao gắn bó với thẻ tín dụng suốt một thập kỷ, chú Xuân không ngần ngại khẳng định: “Nó là điều tuyệt vời nhất về tài chính mà mình có thể xoay sở và ăn cashback.” Với chú, thẻ tín dụng không chỉ là phương tiện thanh toán mà còn là cách để tối ưu hóa chi tiêu. “Mỗi tháng, mình kiếm được khoảng 2 triệu đồng từ hoàn tiền và tích điểm. Nghe thì không nhiều, nhưng cộng dồn lại cả năm thì cũng đáng kể,” chú giải thích. Chú hiện sở hữu hai thẻ tín dụng: một thẻ tích dặm bay và một thẻ hoàn tiền. “Thẻ tích dặm mình dùng 4 năm, đổi được 2 vé khứ hồi đi Thái Lan trị giá 12 triệu đồng. Thẻ cashback thì dùng để đóng tiền bảo hiểm, một năm được hoàn 7,2 triệu đồng. Cả hai thẻ đều miễn phí thường niên vì mình đạt mức chi tiêu tối thiểu. Như vậy, mình không mất gì mà còn lãi kha khá”.

Chú Xuân nhấn mạnh rằng bí quyết nằm ở việc chọn thẻ phù hợp và tính kỷ luật cá nhân. “Không phải cứ có thẻ tín dụng là quẹt bừa bãi. Mình chỉ dùng khi cần, tiêu xong có lương thì trả ngay, không áp lực gì cả,” chú nói.

Trong khi đó, cô Quỳnh lại nhìn nhận thẻ tín dụng như phương thức chi tiêu trong những lúc bí bách. “Nhiều khi cần tiền mặt mà trong túi không đủ, thẻ tín dụng cho phép mình chi tiêu trước, trả sau. Quan trọng là biết căn ngày thanh toán và chốt sao kê,” cô chia sẻ. Với cô, hoàn tiền hay tích điểm chỉ là “phần thưởng động viên” chứ không phải lợi ích lớn nhất. “Hoàn tiền thì tùy thẻ, thường chỉ 0,5-2% thôi, không đáng kể so với tổng chi tiêu. Nhưng cái tiện là mình không phải lo thiếu tiền mặt, nhất là khi mua sắm ở siêu thị hay trung tâm thương mại,” cô giải thích.

Có một thế hệ bố mẹ nghiện dùng thẻ tín dụng hơn cả con, mỗi tháng tiết kiệm được vài triệu nếu biết những cách này- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Cô Quỳnh kể thêm về hai cách sử dụng thẻ mà cô rút ra từ kinh nghiệm: “Nếu quẹt để rút tiền mặt, phí 2-3% mỗi lần cũng giống như vay tín chấp, hoàn tiền chỉ bù được chút lãi. Còn nếu mua sắm thật sự, nhất là ở các siêu thị lớn, thì hoàn tiền giống như tiền thưởng, kích thích mình dùng thẻ nhiều hơn.” Dù vậy, cô thừa nhận giá cả ở những nơi chấp nhận thẻ thường cao hơn so với cửa hàng nhỏ lẻ. “Nhưng bù lại, mình mua được món đồ cần ngay cả khi chưa có tiền mặt, thế là đủ,” cô cười.

Khi nói về lời khuyên dành cho người trẻ dùng thẻ tín dụng thì với chú Xuân, đó là họn thẻ phù hợp và giữ kỷ luật chi tiêu. Còn với cô Quỳnh, đó là nắm rõ lịch thanh toán và không lạm dụng. “Thẻ tín dụng giống như con dao hai lưỡi. Dùng đúng thì lợi, dùng sai thì dễ nợ nần,” chú Xuân đúc kết.

Theo Vân Anh

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Chủ tịch Bùi Thị Thanh Hương: Thu nhập bình quân của nhân sự NCB đã leo lên thứ 12-13 thị trường

Bà Bùi Thị Thanh Hương cho biết, đảm bảo hết 2026, đến 2027 chất lượng nhân sự NCB sẽ tiệm cận các ngân hàng có quy mô lớn và hiệu quả cao trên thị trường.

Trước Vua Cua, nhiều startup sau Shark Tank cũng lâm vào tình trạng 'có tiền vẫn đóng cửa'

Sự việc Vua Cua và nhiều startup khác đóng cửa dù nhận được đầu tư cho thấy việc gọi vốn nhanh, nhiều không hoàn toàn quyết định đến sống còn của startup.

Giám đốc của Batdongsan.com.vn: Sáp nhập là cơ hội lớn, nhưng cần tỉnh táo mua đúng nơi, đúng thời điểm

Giá bất động sản không chỉ phụ thuộc vào thông tin sáp nhập mà còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác như hạ tầng, vị trí, nhu cầu việc làm, nhập cư, và nền tảng kinh tế địa phương, Giám đốc khu vực miền Nam của Batdongsan.com.vn thông tin.