Cô gái 28 tuổi mắc ung thư dạ dày vì một thói quen uống nước nhiều người có: Bác sĩ nhắc nhở ai cũng cần ghi nhớ "2 cần, 2 hạn chế" để bảo vệ đường tiêu hóa

28/03/2020 18:31 PM | Sống

Có một vài thói quen trong ăn uống tưởng là tốt nhưng lại cực kỳ gây hại cho cơ thể. Nó không để lại hậu quả ngay mà âm thầm nuôi dưỡng tế bào ung thư phát triển, đến khi phát hiện thì đã quá muộn.

Hiểu Phần, 28 tuổi gần đây cô cảm thấy hay đau bụng dữ dội, liên tục vì vậy cô đã đến bệnh viện khám. Sau khi, tiến hành siêu âm kiểm tra, bác sĩ đã phát hiện dấu hiệu lạ trong đường tiêu hóa của cô, thành dạ dày cũng tăng lên. Đáng sợ hơn nữa là dưới ống soi dạ dày, khoang dạ dày của cô đã co lại rất nhiều, và thành dạ dày vốn mềm mà đã trở nên cứng... đều là biểu hiện của ung thư giai đoạn cuối.

Nhận kết quả, Hiểu Phần đã rất sốc, cô sụp đổ và mất hy vọng. Liên lạc với bác sĩ và phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh là do cô đều “uống nước nóng” mỗi ngày.

Hiểu Phần là một chuyên gia cấp cao tại một doanh nghiệp nhà nước, ở cơ quan rất thích uống nước sôi nóng. Cô cho rằng uống nước càng nóng càng tốt, vừa làm ấm dạ dày, vừa xua đi cái lạnh và thải độc cơ thể. Uống nước quá nóng trong thời gian dài, Hiểu Phần không còn nhạy cảm với nhiệt độ. Ngày càng thích ăn đồ nóng, đặc biệt thích ăn kiểu “đảo đồ ăn nóng liên tục” trong miệng. Chính thói quen thích uống nước nóng và ăn thức ăn nóng đã gây ra bệnh ung thư dạ dày của cô.

Uống nước nóng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

 Cô gái 28 tuổi mắc ung thư dạ dày vì một thói quen uống nước nhiều người có: Bác sĩ nhắc nhở ai cũng cần ghi nhớ 2 cần, 2 hạn chế để bảo vệ đường tiêu hóa  - Ảnh 1.

Báo cáo do cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), Tổ chứ Y tế Thế giới đã đưa ra cảnh báo “uống đồ nóng trên 65 độ có nguy cơ gây ung thư”. Khoang miệng và thực quản của cơ thể con người được bao phủ bởi các niêm màng mỏng. Nhiệt độ thức ăn thích hợp là 10-40 độ và nhiệt độ cao có thể chịu được chỉ 50-60 độ. Trên 65 độ, bạn có thể khiến niêm mạc đường tiêu hóa bị bỏng. Sau khi uống nước nóng trong một thời gian dài, các tế bào “dị thể” bất thường sẽ tăng lên trong quá trình tổn thương thường xuyên lặp lại. Làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư thực quản.

Bác sĩ khuyên bạn khi có ba dấu hiệu sau đừng chần chừ, hãy đi khám ngay:

Thường xuyên đầy bụng, khó tiêu

Các triệu chứng bụng sớm nhất do ung thư dạ dày gây ra bao gồm ợ nóng và khó tiêu. Chứng ợ nóng, cảm giác nóng rát ở ngực và bụng trên, là do dòng axit chảy ngược từ dạ dày vào thực quản, có thể gây bỏng và thường gây ra các triệu chứng "ợ nóng". Có những khối u trong dạ dày, có thể dẫn đến sự phân hủy thức ăn trong dạ dày không đúng cách, có thể dẫn đến hiện tượng ngủ ngáy và các triệu chứng khó tiêu khác.

Xuất huyết và phân đen

Một phần ba bệnh nhân ung thư dạ dày thường bị chảy máu và một số có thể có phân đen không liên tục. Do đó, khi hai biểu hiện này xuất hiện, có nghĩa là bệnh dạ dày đã đến mức rất nghiêm trọng, chúng ta phải chú ý và đừng bỏ qua nó.

Khó chịu ở bụng

Khó chịu ở bụng là triệu chứng đầu tiên phổ biến nhất của ung thư dạ dày. Biểu hiện chính của nó là: Luôn cảm thấy chướng bụng sau khi ăn, thậm chí sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn, bạn sẽ cảm thấy no bất thường. Điều này xảy ra lặp đi lặp lại nhưng không kéo dài quá lâu. Các triệu chứng không mạnh nên dễ bị mọi người bỏ qua.

Thực phẩm không đảm bảo là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư dạ dày. Có 4 loại thực phẩm trên bàn ăn là nguyên nhân gây ung thư, khuyên bạn không nên ăn:

 Cô gái 28 tuổi mắc ung thư dạ dày vì một thói quen uống nước nhiều người có: Bác sĩ nhắc nhở ai cũng cần ghi nhớ 2 cần, 2 hạn chế để bảo vệ đường tiêu hóa  - Ảnh 2.

Đồ ăn cay

Rất nhiều người ưa thích đồ ăn cay nóng. Đồ ăn cay rất hấp dẫn, kích thích sự thèm ăn, nhưng ảnh hưởng của nó tới dạ dày không hề nhỏ. Ăn thức ăn cay thường xuyên và liên tục kích thích niêm mạc dạ dày sẽ khiến niêm mạc dạ dày có phản ứng viêm.

Đồ nướng

Khi nói đến nướng, có thể nói rằng đó là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, hơn một nửa số bệnh nhân bị ung thư dạ dày trong độ tuổi từ 30 đến 40 thường xuyên ăn thịt nướng. Sau khi nướng hoặc hun khói thực phẩm, rất dễ tạo ra các chất như 3-4 benzopyrene và hydrocarbon hydrocarbon, là những chất gây ung thư.

Dưa muối

 

Thực phẩm ngâm, muối có chứa hàm lượng nitrite cao, có thể kích thích niêm mạc dạ dày trong một thời gian dài, và nguy cơ đột biến tế bào niêm mạc sẽ tăng lên.

Món ăn chế biến không đảm bảo

Để tăng màu sắc, hương vị và thời hạn sử dụng của thực phẩm chế biến, thực phẩm chế biến thường được thêm bằng hóa chất hoặc chất bảo quản. Thỉnh thoảng có thể ăn những chất này, nhưng nếu bạn ăn chúng thường xuyên và hàng ngày, thì rất có nguy cơ gây bệnh.

Nếu bạn muốn giữ cho dạ dày luôn khỏe và phòng ngừa ung thư, hãy ghi nhớ “Hai cần, hai hạn chế”

 Cô gái 28 tuổi mắc ung thư dạ dày vì một thói quen uống nước nhiều người có: Bác sĩ nhắc nhở ai cũng cần ghi nhớ 2 cần, 2 hạn chế để bảo vệ đường tiêu hóa  - Ảnh 3.

Hai điều bạn cần làm

Khám sàng lọc ung thư: Hãy thường xuyên khám sàng lọc để bạn có thể phát hiện và phòng ngừa một cách chính xác, hiệu quả nhất.

Dùng những loại thực phẩm tốt cho dạ dày: Hạn chế ăn, uống những đổ thực phẩm không tốt cho dạy dày như uống nước quá nóng, ăn đồ cay,...

Hai điều bạn nên hạn chế:

Tức giận: Sự tức giận có thể làm hỏng dạ dày và ruột, khiến dạ dày "hoạt động thụ động", thúc đẩy giảm lưu lượng máu trong dạ dày và gây khó khăn cho nhu động đường tiêu hóa.

Thiếu ngủ: sẽ làm giảm khả năng tự bảo vệ của dạ dày, tăng nguy cơ bị loét dạ dày

Theo Sohu

Theo Lưu Ly

Cùng chuyên mục
XEM