Chuyên gia tiết lộ "bí mật" kinh khủng ở các nhà hàng: Thích đến mấy cũng đừng động vào 8 món ăn này kẻo ngộ độc, ai nghe xong cũng "cạch" tới già!
Có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ bị ngộ độc chỉ vì một chai tương cà chua hay món rau mầm khai vị tưởng chừng như vô hại?
Bạn có biết chai tương cà chua đã được để trên bàn bao lâu? Bánh mì trong giỏ đã được mấy ngày? Từ những quán ăn xập xệ cho tới những nhà hàng đắt đỏ, có một số món ăn bạn tuyệt đối không nên gọi, dù có yêu thích chỗ đó đến mức nào đi chăng nữa.
Các chuyên gia về an toàn thực phẩm, chuyên gia dinh dưỡng và các đầu bếp đã tổng hợp danh sách những thứ bạn cần tránh mỗi khi đi ăn ngoài sau.
Những lát hoa quả trang trí đồ uống
Kimberly Barnes - đầu bếp ở Atlanta, bang Georgia (Mỹ) - khuyến cáo mọi người không nên ăn các miếng chanh và các lát hoa quả trang trí đồ uống tại quán bar và nhà hàng. Sau khi nghiên cứu 21 nhà hàng, Tạp chí Sức khỏe Môi trường đã tìm thấy 53 miếng chanh có sự phát triển của vi khuẩn, với 7 trong số đó là vi khuẩn E. coli.
Blogger ẩm thực Michelle Stansbury phản đối việc sử dụng các lát trang trí hoa quả ở quầy bar, bởi các bartender thường không tuân thủ nguyên tắc vệ sinh như ở trong bếp.
Rất có thể những loại hoa quả đó không được rửa hoặc để ngoài tủ lạnh trong nhiều ngày. Bartender có thể đã không rửa tay sau khi cầm tiền và cầm vào các lát hoa quả.
Rau mầm
Là một phần không thể thiếu đối với ẩm thực châu Á, rau mầm thường được thêm vào salad hoặc sandwich để tạo để tươi, giòn.
Tuy nhiên, theo Barnes, nhiệt độ ẩm mà rau mầm cần để phát triển sẽ là điều kiện tuyệt vời cho vi khuẩn Salmonella, Listeria và E.coli.
Hàu sống
Candess Zona-Mendolla - chuyên gia về an toàn thực phẩm - cho biết, hàu sống là một món ăn nguy hiểm, kể cả khi được phục vụ trong những nhà hàng hải sản tốt nhất.
"Chúng là vật trung gian có nguy cơ đem lại những căn bệnh nguy hiểm - Norovirus và Vibrio. Vibrio chính là loại vi khuẩn ăn thịt người. Vibrio thường sinh sôi trong môi trường nước ấm và hay được tìm thấy trong các loại hải sản. Hàu chỉ an toàn khi được nấu chín".
Bột sống
Nhiều nhà hàng pizza thường cho phép các khách hàng có con nhỏ dùng bột bánh pizza sống để chơi và làm bánh. Zona-Mendolla phản đối thói quen náy và cho biết, bột sống có liên quan tới một vụ bùng nổ dịch tả E.coli vài năm trước. Vì bột sống chưa được xử lý để loại bỏ các loại vi khuẩn có hại, việc nhào bột sống hoặc dùng bột để chơi có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Chưa kể, trứng trong bột bánh sống có thể chứa vi khuẩn Salmonella. Nếu đồ ăn chưa được nấu chín, loại vi khuẩn này sẽ khiến bạn bị ốm. Do đó, hãy đảm bảo mọi món ăn sử dụng bột bánh, trứng, bột nhão được bảo quản cẩn thận và nấu chín.
Bánh mì đựng trong giỏ
Mặc dù loại bánh mì này không chứa nhiều calories, bạn vẫn nên bỏ qua chúng nếu đi ăn bên ngoài. Theo cựu bồi bàn, tác giả cuốn Waiting: The True Confessions of a Waitress - Debra Ginsburg, giỏ bánh mì thường được luân chuyển từ bàn này qua bàn khác.
Chiếc bánh mì nằm trong giỏ của bạn có thể là đồ thừa từ bàn bên cạnh. Đồ ăn vặt ở quầy bar cũng không hề sạch sẽ. Rất nhiều bàn tay đã bốc bắp rang bơ hoặc lạc từ đó. Chưa kể, chúng có thể đã được để ở đó trong nhiều ngày trước khi bạn ăn.
Đừng bao giờ gọi món cá vào thứ 2
Trong cuốn sách Kitchen Confidential, đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain từng viết rằng món cá đặc biệt mà bạn gọi vào thứ 2 có thể chứa những miếng cá đã được để 3 ngày. Bourdain cho biết, hầu hết các chợ cá đều không mở cửa vào cuối tuần, do đó món cá vào thứ 2 hàng tuần sẽ là cá cũ và có mùi tanh.
Chai tương cà chua trên bàn
Cựu bồi bàn Aaron Norris nói rằng, bạn nên tránh sử dụng các loại gia vị, đặc biệt là tương cà chua đựng trong lọ thủy tinh. Nhiều nhân viên nhà hàng chỉ đổ thêm vào tương cà chua mới vào trong chai mà không chờ phần tương cũ hết hẳn để thay chai mới.
Do đó, khách hàng khó mà biết được phần tương cà chua cũ đã nằm dưới đáy chai được bao lâu. Tương cà chua cũ có thể bị chua hoặc lên men, dẫn tới hiện tượng "tương cà chua nổ".
Món súp đặc biệt
Món súp đặc biệt là một cách hoàn hảo để ngụy trang đồ thừa từ ngày hôm qua. Nhiều nhà hàng sử dụng nguyên liệu "đầu thừa đuôi thẹo" từ hôm trước để biến thành một món ăn mới cho hôm nay và thậm chí là… ngày mai.