Chuyên gia gợi ý 4 tiêu chí giúp startup gọi vốn thành công

11/08/2023 15:08 PM | Công nghệ

SK Startup Fellowship mùa 4 đã cho thấy sức hấp dẫn khi tiếp nhận nhiều startup ở đa dạng ngành nghề như Education, E-commerce, Environment/Clean Tech, Healthcare/Wellness, các lĩnh vực công nghệ như AI/Deep Tech, FinTech, FoodTech...

Nhìn từ kết quả khả quan của 15 dự án startup lọt chung kết chương trình gọi vốn thường niên SK Startup Fellowship năm nay, có thể nhận thấy các dự án đã bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh, tập trung vào các ngành có tốc độ tăng trưởng cao và có thị trường tiềm năng rộng mở. Dưới đây là 4 tiêu chí chọn lọc được gợi ý từ chuyên gia của SK Startup Fellowship giúp startup có thể tham khảo trong bức tranh gọi vốn chung hiện nay. 

1- Tập trung chiến lược phát triển kinh doanh cốt lõi

Đã qua rồi giai đoạn product-market-fit là có thể đưa dự án ra các đấu trường gọi vốn. Theo nhận định từ Hội đồng chuyên gia của chương trình, ngay giữa thời kỳ mùa đông gọi vốn (winter of fundraising), startup cần quay về với bản chất của kinh doanh là tập trung phát triển sản phẩm, cung cấp giải pháp khả thi cho khách hàng, chú trọng chăm sóc khách hàng để tăng trưởng về doanh thu bền vững, thay vì chiến lược liên tục gọi vốn để tồn tại. 

Chuyên gia gợi ý 4 tiêu chí giúp startup gọi vốn thành công - Ảnh 1.

Ông Yu Jae Wook, Phó Chủ tịch và Trưởng đại diện Văn phòng SK Hà Nội chia sẻ trong Orientation Day của SK Startup Fellowship 2023

Dẫn chứng từ Aplus của startup  Beta Proptech cho thấy tính đến nay, dự án đã gọi vốn 2 triệu USD, được dẫn dắt bởi quỹ đầu tư Asia Business Builders và gọi vốn thành công tại vòng hạt giống đợt đầu (seed-round, 1st trache), bên cạnh sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư khác như Ventek, Crossfund, Sketchnote Partners, Ikarus Ventures cùng một số nhà đầu tư thiên thần khác. Nền tảng Probtech Aplus trọng tâm giải quyết nhu cầu cấp bách về nhà ở phân khúc trung bình khá dạng căn hộ dịch vụ và mang lại cơ hội khai thác giá trị về đầu tư bất động sản dòng tiền giữa các bên: nhà đầu tư, nhà phát triển và quản lý chuỗi căn hộ.

EcoTruck của startup Lê Hoàng Anh cũng chứng minh về giải pháp công nghệ hiệu quả, chất lượng cao trong lĩnh vực logictic tại Việt Nam qua nhiều đợt gọi vốn thành công với tổng giá trị 11 triệu đô ở vòng Series A, trong đó VNG rót vốn vào startup này cuối năm 2020 giúp nâng định giá lên hơn 400 tỷ đồng. Giải pháp của EcoTruck tập trung vào ứng dụng công nghệ, giúp nâng cấp cách thức vận hành và quản lý vận tải với một cách thức mới, ở quy mô lớn.

 2- Mở rộng yếu tố bền vững trong mô hình kinh doanh 

Các startup có yếu tố tạo tác động về môi trường và xã hội trong mô hình kinh doanh được đánh giá cao hơn. Điều này cho thấy tính khả thi, bền vững của dự án trong dài hạn, thể hiện tinh thần trách nhiệm kinh doanh cũng như tính cam kết cao của dự án với thị trường, khách hàng. 

Trong top 15 dự án lọt chung kết SK Fellowship 2023, BUYO là startup được đánh giá cao với giải pháp cung cấp nhựa sinh học tự huỷ nguồn gốc thiên nhiên 100%. Startup này mang đến giải pháp công nghệ độc quyền có khả năng chuyển đổi các chất thải hữu cơ và nguyên liệu có nguồn gốc thực vật thành nhựa sinh học, không gây hại cho môi trường.

Startup Traotay.vn cũng hứa hẹn xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn cho thị trường đồ secondhand trị giá 19 tỷ đô tại Việt Nam. Ứng dụng này số hoá đồ cũ bằng công nghệ AI và kết nối với dịch vụ đầu cuối để tạo ra môi trường bền vững trong thị trường e-commerce có tiềm năng mở rộng ra khu vực Đông Nam Á.

Chuyên gia gợi ý 4 tiêu chí giúp startup gọi vốn thành công - Ảnh 2.

Top 15 SK Startup Fellowship 2023 và Ban tổ chức tại Orientation Day

Danh sách Top 15 SK Startup Fellowship 2023, Batch#4:

  1. 1. Beta PropTech
  2. 2. BUYO Bioplastics Company Ltd.
  3. 3. EcoTruck
  4. 4. Foodmap Asia
  5. 5. Gitiho Vietnam Edtech Company
  6. 6. IC2 Digital Health JSC
  7. 7. JOOLUX
  8. 8. KAMEREO
  9. 9. KIRO EDU JSC
  10. 10. OLLI Technology
  11. 11. OnMic
  12. 12. Rostek
  13. 13. TraoTay
  14. 14. Wecare
  15. 15. Wecare247

3- Chú trọng đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ đầu

Nhìn vào founding team, Top 15 SKSF 2023 xuất hiện nhiều serial entrepreneur là các founder dày dạn kinh nghiệm trong việc thành lập công ty, bán công ty (exit thành công) và khởi nghiệp lại ở mô hình kinh doanh mới. Sự từng trải trong kinh doanh của founder sẽ góp phần tăng tỉ lệ thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp.

JOOLUX là sàn giao dịch hàng hiệu đã qua sử dụng của startup Tạ Xuân Hiển cũng được đánh giá cao tại SK Fellowship năm nay nhờ quá trình 14 năm nghiên cứu về công trình ngầm đô thị và đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Washington (Mỹ). Trở về nước để khởi nghiệp trong  lĩnh vực thương mại điện tử cho hàng hiệu đã qua sử dụng, startup này cũng đã thiết lập cho mình mạng lưới cung ứng riêng ở các thị trường.

 4- Phát triển và sở hữu công nghệ lõi 

Đây là xu hướng ngày càng rõ ràng hơn qua SKSF các mùa. Các dự án gọi vốn thành công đều tập trung đầu tư đội ngũ có R&D nghiêm túc nên sản phẩm, giải pháp có hàm lượng công nghệ cao, có những dự án đi theo chiến lược phát triển "full stack" từ phần cứng đến phần mềm và công nghệ AI. Chiến lược này giúp dự án tự chủ hoàn toàn về công nghệ và tạo nên hàng rào bảo vệ cho startup.

Rostek là đơn vị tiên phong trong giải pháp robot tự hành trong nhà (AMR), giải pháp giám sát hiệu suất sản xuất (OEE) và dịch vụ tư vấn và triển khai giải pháp phần mềm chuyển đổi số. Startup này từng gây chú ý tại Startup Wheel 2021 với giải Dự án sáng tạo nhất và lọt vào Top 3 Qualcomm Vietnam Innovation Challenge (QVIC 2021).

OLLI Technology xây dựng hệ sinh thái trên nền tảng tương tác trí tuệ nhân tạo (AI) bao gồm nền tảng AI, thiết bị và nội dung. Sản phẩm dưới dạng nhân vật ảo AI, có thể tương tác tích cực với trẻ em thông qua cuộc trò chuyện tự nhiên, giúp trẻ tập trung vào học tập mà vẫn mang tính giải trí. Đây cũng là một trong những ứng dụng công nghệ dự báo sẽ tham gia sâu rộng hơn trong lĩnh vực giáo dục thời gian tới.


Phong Lê

Cùng chuyên mục
XEM