Chùm ảnh: Thế giới sắp phải hứng chịu cuộc đại tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử nhân loại
Các nhà khoa học cảnh báo rằng số loài động vật hoang dã đã giảm 67% chỉ trong vòng 50 năm trở lại đây.
Thế giới đang tiến gần tới cuộc đại tuyệt chủng lớn nhất kể từ thời kỳ khủng long biết mất trên trái đất vào 65 triệu năm trước. Đây là lời cảnh báo dựa trên những nghiên cứu về động vật hoang dã được tiến hành trong nhiều năm qua.
Tới năm 2020, số lượng loài thú có vú, chim, cá, bò sát và nhiều loài động vật khác đã giảm khoảng 2/3 chỉ trong khoảng thời gian 50 năm, theo báo cáo của WWF.
Tỉ lệ tuyệt chủng hiện tại của động vật nhanh hơn 100 lần so với trung bình. Con số này lớn hơn rất nhiều so với 5 cuộc đại tuyệt chủng từng diễn ra trong lịch sử trái đất. Trong khi khủng long tuyệt chủng do một quả thiên thạch rơi xuống trái đất, các loài động vật giờ đây cũng tuyệt chủng chỉ vì một nguyên nhân; con người.
Chỉ trong vòng 50 năm, 2/3 số loài động vật trên trái đất sẽ biến mất.
Báo cáo Living Planet của WWF và hiệp hội động vật hoang dã London đã phân tích dữ liệu của hơn 3,700 loài. Đây được coi là bản đánh giá và báo cáo quy mô nhất trên phạm vi toàn cầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy từ năm 1970 đến 2012, tốc độ giảm sút số lượng loài trung bình của động vật là 58%.
Theo đó, con số này sẽ chạm mức 67% vào năm 2020 và trái đất ước tính đã mất khoảng một nửa số lượng loài động vật.
Tiến sĩ Mike Barrett, giám đốc khoa học và chính sách của tổ chức WWF Anh cho biết đây là lần đầu tiên sau 65 triệu năm, trái đất phải hứng chịu cuộc đại tuyệt chủng lớn như vậy. Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ của con người đã đe dọa đến môi trường sống và chính bản thân các loài động vật hoang dã và đẩy nhiều loài tới bờ vực tuyệt chủng.
Tê giác đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong nhiều năm qua. Tê giác Java chỉ còn lại vài cá thể tại Đông Nam Á. Tê giác Sumatra, tê giác đen, tê giác trắng cũng chỉ còn vài trăm đến vài nghìn cá thể.
Nhiều loài động vật bị săn bắn mạnh trong nhiều năm quá dẫn tới số lượng suy giảm nhanh chóng. Hàng trăm cá thể tê tê bị buôn bán trái phép mỗi năm khiến số lượng loài này đang suy giảm nghiêm trọng tại châu Á.
Mất môi trường sống của loài tinh tinh tại châu Phi.
Voi châu Phi là một trong những loài vật đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao do những kẻ săn trộm.
Các cánh rừng bị khai thác tận diệt đang làm mất đi môi trường sống của nhiều loài.
Một con voi chết khô vì thiếu nước trong mùa hè tại vườn quốc gia Hwange, Zimbabwe.
Việc đánh bắt cá mập tận diệt tại Mozambique đã khiến số lượng loài này tụt giảm nghiêm trọng và ngày càng hiếm.
Những cánh rừng bị đốt làm đất canh tác tại Madagasca đang làm mất đi môi trường sống của loài rùa.
Tại Brazil, việc các khu vực đồng cỏ bị mất để làm đất canh tác khiến loài thú ăn kiến lớn, sói đồng cỏ... mất môi trường sống
Biến đổi khí hậu đang làm cho gấu Bắc Cực mất dần vùng băng vĩnh cửu và rất nhiều các loài vật khác đang lâm phải tình cảnh tương tự.