Chính câu trả lời xuất sắc này đã giúp Sundar Pichai được nhận vào Google 15 năm trước

04/03/2020 08:30 AM | Kinh doanh

Hầu hết các ứng viên sẽ cố gắng bịa ra cái gì đó trước khi cố gắng chuyển đến câu hỏi tiếp theo. Pichai làm ngược lại và nhờ thế gây được ấn tượng tốt với người phỏng vấn.

Khi đi phỏng vấn, ai cũng muốn đưa ra những câu trả lời giúp chính mình trở nên nổi bật hơn so với những ứng viên khác. Điều đó có nghĩa là cần phải biết cách trả lời mỗi câu hỏi, gồm cả những câu hỏi hiểm hóc được tạo ra để khiến các ứng viên bối rối.

Nhưng nếu bạn không biết câu trả lời thì sao?

Đó là vấn đề mà CEO của Google là Sundar Pichai đã gặp phải vào năm 2004, khi ông đến phỏng vấn tại công ty cho vị trí Phó chủ tịch quản lý sản xuất.

Trong những vòng đầu tiên, Pichai cho biết người phỏng vấn hỏi ông nghĩ gì về Gmail. Có một vấn đề là: Google vừa công bố dịch vụ email đúng ngày hôm đó, ngày 01/04/2004. "Tôi nghĩ đó là một trò đùa vào ngày Cá tháng Tư", Pichai kể lại.

Ông nói rằng mình không thể trả lời câu hỏi này vì ông vẫn chưa được dùng thử sản phẩm. "Đó là vòng phỏng vấn thứ 4 và có người hỏi tôi ‘Anh đã thử Gmail chưa?’, tôi trả lời là chưa. Vì thế ông ta cho tôi xem Gmail. Và ở vòng phỏng vấn thứ 5, tôi được hỏi ‘Anh nghĩ gì về Gmail?’ Và lúc đó tôi mới đủ khả năng trả lời câu hỏi này".

Hầu hết các ứng viên sẽ cố gắng bịa ra cái gì đó trước khi cố gắng chuyển đến câu hỏi tiếp theo. Pichai làm ngược lại và nhờ thế gây được ấn tượng tốt với người phỏng vấn.

Đây là lý do tại sao câu trả lời của ông lại được coi là thông minh:

1. Ông thể hiện tính khiêm tốn về tri thức

Thường thì nói với người tuyển dụng rằng bạn không biết câu trả lời sẽ khiến bạn mất điểm, nhưng như vậy còn tốt hơn là đưa ra cái gì đó hoàn toàn sai.

Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy những người sẵn sàng thừa nhận những gì mình không biết là những người có khả năng học hỏi tốt hơn.

Vì thế nếu bạn gặp phải một câu hỏi khó, hãy bình tĩnh và dừng lại một chút để suy nghĩ trước khi trả lời. Pichai đã suy nghĩ kỹ về câu hỏi. Ông có thể nói gì về một thứ mà mình chưa biết? Gmail khi đó mới được ra mắt, vì thế ông kết luận rằng không biết câu trả lời là hoàn toàn chấp nhận được.

2. Ông có lý do

They vì nói "Tôi không biết", Pichai cho người phỏng vấn biết lý do tại sao: Ông vẫn chưa hề dùng sản phẩm đó. Nhờ thế, ông thể hiện sự tò mò, một đức tính mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở các ứng viên.

Pichai biết được lợi thế của mình trong tình huống này: với mọi câu trả lời "Tôi không biết", đều có một cơ hội để học hỏi. Và đến vòng thứ 4, người phỏng vấn ông quyết định cho ông xem sản phẩm Gmail.

3. Ông điều hướng lại cuộc đối thoại

Sau khi xác nhận mình không biết, Pichai điều hướng cuộc đối thoại để khẳng định mình không biết gì.

Được xem qua Gmail giúp ông hiểu thêm về sản phẩm. Điều này cho phép ông thể hiện sự thẳng thắn và trí tuệ, những yếu tố giúp ông được biết đến tại Google.

Pichai thể hiện đúng trong một hoàn cảnh tối ưu – luôn chuẩn bị kỹ, nhưng cũng kiểm soát được một tình huống phát sinh với sự tôn trọng và trung thực. Trong khoảnh khắc chưa chắc chắn, ông nắm trúng tâm điểm của vấn đề, thích nghi với thử thách và nhờ thế gặt hái được kết quả tốt nhất.

Chính câu trả lời xuất sắc này đã giúp Sundar Pichai được nhận vào Google 15 năm trước - Ảnh 1.

Bạn học được gì từ Sundar Pichai ?

Trong số hàng triệu đơn xin việc mà Google nhận được mỗi năm, bạn có ít nhất 0,2% cơ hội được tuyển dụng. Nếu bạn đủ may mắn qua được các vòng đầu và vào được vòng phỏng vấn trực tiếp, hãy tìm cách để mình trở nên nổi bật. Nếu bạn làm được điều đó, một vị trí ở Google chắc chắn sẽ thuộc về bạn.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM