Chiến tranh năng lượng- hệ quả của cuộc đấu đầu thương mại Mỹ - Trung: Phức tạp và nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng!

31/05/2019 15:30 PM | Xã hội

Sự tương quan về cung- cầu năng lượng tưởng như có thể là chìa khóa giúp giảm nhiệt căng thăng giữa 2 nước nhưng vấn đề lại phức tạp khi Trung Quốc gia tăng nỗ lực cho an ninh năng lượng.

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung kéo dài đã gây ra nhiều hệ lụy cho không chỉ 2 cường quốc hàng đầu thế giới mà còn tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Gần đây, sự leo thang của cuộc đối đầu này đã vô hình chung tạo nên "đại chiến công nghệ" căng thẳng và chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Không dừng lại ở đó, còn một cuộc chiến khác đang âm ỉ và có cũng có khả năng diễn biến phức tạp hơn nếu như Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn kiên quyết đối đầu: Chiến tranh năng lượng.

Trên thực tế, mối quan hệ Mỹ-Trung trong lĩnh vực năng lượng có nhiều tiềm năng tích cực để phát triển lành mạnh, đôi bên cùng có lợi. Trung Quốc là nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, trong khi Mỹ, năm tới đây, sẵn sàng trở thành nhà xuất khẩu ròng hàng đầu.

Điều này khiến nhiều người tin tưởng về một thỏa thuận năng lượng sẽ được thiết lập giữa 2 nước trong cuộc đàm phán thử nghiệm, qua đó thúc đẩy thỏa thuận rộng hơn nhằm chấm dứt chiến tranh thương mại. Nhưng điều đó đã không xảy ra, và cũng không đơn giản như chúng ta tưởng.

Khi cung gặp cầu

Những tiến bộ trong công nghệ khoan đã cho phép Hoa Kỳ khai thác các mỏ đá phiến mà trước đây không thể tiếp cận được, giúp nền kinh tế số 1 thế giới giảm sự phụ thuộc cao vào dầu mỏ nước ngoài xuống gần mức tự cung cấp trong thập kỷ qua.

Chiến tranh năng lượng- hệ quả của cuộc đấu đầu thương mại Mỹ - Trung: Phức tạp và nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng! - Ảnh 1.

Hoa Kỳ sau đó đã chứng kiến sự bùng nổ trong ngành công nghiệp này, phần lớn nhờ vào các mỏ dầu khí đá phiến khổng lồ. Theo những dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Hoa Kỳ rất có thể sẽ vượt qua Nga và Ả Rập Saudi để trở thành nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới vào năm 2024.

Hơn nữa, Mỹ hiện là nhà xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) lớn thứ ba thế giới và có tiềm năng vươn lên vị trí dẫn đầu trong vòng một thập kỷ tới. Khí đá phiến đã giúp Hoa Kỳ vượt qua Nga trong sản xuất khí đốt tự nhiên, chính thức trở thành nhà xuất khẩu ròng nguồn năng lượng này vào năm 2016.

Trong khi đó, Trung Quốc lại có hướng đi riêng.

Năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi tăng cường an ninh năng lượng trong nước. Theo đó, các đại gia năng lượng thuộc sở hữu chính phủ đã đầu tư những khoản tiền khổng lồ vào hoạt động khoan trong nước kể từ năm 2016 để săn lùng trữ lượng khí đốt tự nhiên địa phương. Tuy nhiên, nước này vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng.

Chiến tranh năng lượng- hệ quả của cuộc đấu đầu thương mại Mỹ - Trung: Phức tạp và nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng! - Ảnh 2.

Năm 2017, Trung Quốc đã vượt Mỹ với tư cách là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, làm rõ thêm sự khác biệt nhanh chóng về an ninh năng lượng giữa hai quốc gia.

Trong năm 2018, Trung Quốc đã đóng góp 40% trong tăng trưởng nhu cầu về dầu của thế giới, theo Neil Beveridge, một nhà phân tích cao cấp tại công ty quản lý đầu tư Sanford Bernstein.

Quốc gia hơn 1,4 tỷ dân này cũng đồng thời là nơi có nhu cầu khí đốt tự nhiên tăng trưởng nhiều nhất trên toàn cầu và có thể vượt qua Nhật Bản, trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới vào năm 2025.

LNG đã trở nên đặc biệt quan trọng đối với chính phủ Trung Quốc khi nước này tiếp tục cuộc chiến tranh chống ô nhiễm. Nhu cầu LNG của Trung Quốc đã tăng gấp ba lần trong thập kỷ qua khi Bắc Kinh tìm cách giảm khói bụi của quốc gia, cung cấp năng lượng cho các nhà máy sử dụng khí đốt thay vì than.

Sự tương quan trong cung - cầu năng lượng như mở ra cơ hội cho cả 2 nước khi mà Tổng thống Donald Trump yêu cầu Trung Quốc cắt giảm thặng dư thương mại, điều mà ông cho là không công bằng với kinh tế Mỹ.

Vậy vấn đề nằm ở đâu?

"Trung Quốc và Hoa Kỳ là thị trường bổ khuyết dầu thô và LNG cho nhau, nhưng vấn đề là khối lượng.", ông Wu Kang, nhà phân tích châu Á tại công ty tư vấn hàng hóa S & P Global Platts cho hay.

"Trong trường hợp không có chiến tranh thương mại, Trung Quốc, với nhu cầu cao, có thể nhập khẩu nhiều hơn từ Mỹ, đồng thời khoảng cách giữa hai nước có thể được khắc phục được phần lớn nhờ sự dồi dào tài nguyên và chi phí thấp của Hoa Kỳ.", ông nói thêm.

Cùng với đó, sự leo thang của chiến tranh thương mại đã khiến tương lai của quan hệ đầy hứa hẹn này trở nên mù mịt hơn bao giờ hết.

Chiến tranh năng lượng- hệ quả của cuộc đấu đầu thương mại Mỹ - Trung: Phức tạp và nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng! - Ảnh 3.

Kể từ khi 2 bên không ngừng tung ra những miếng đòn thuế quan trả đũa nhau, cơ quan xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Mỹ sang Trung Quốc đã thiệt hại nặng, lượng xuất đi giảm từ 16.890 nghìn thùng trong tháng 8 năm 2018 xuống chỉ còn 4.797 nghìn thùng vào tháng 2 năm 2019, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ.

Trong số tất cả các sản phẩm năng lượng, LNG bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Năm ngoái, Trung Quốc đã áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu LNG, để trả đũa thuế quan của Washington đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Vào tháng 10 và tháng 12 năm 2018 và một lần nữa vào tháng 4 năm 2019, không có hàng hóa LNG nào từ Mỹ cập cảng Trung Quốc. Theo Jenny, tỷ lệ nhập khẩu LNG của Trung Quốc đã giảm xuống 1,3% trong bốn tháng đầu năm nay, thấp hơn 7,5% đã đăng ký so với cùng kỳ năm 2018 và 4,1% so với cả năm 2018, theo Jenny Yang, một nhà phân tích khí đốt với IHS Markit.

Trung Quốc tăng cường an ninh năng lượng

Thuế quan của Trung Quốc đã khiến việc nhập khẩu LNG từ Mỹ không còn tính kinh tế và buộc các công ty Trung Quốc đã cam kết mua khí đốt của Mỹ nhằm trao đổi hàng hóa có khả năng phải bán chúng sang các thị trường khác.

Trong khi đó, Trung Quốc đang tìm kiếm nguồn cung cấp năng lượng khác. Điển hình là dầu thô Brazil, đang trên đường tới Thanh Đảo vào ngày 24 tháng 6, mang theo khoảng 2 triệu thùng dầu từ Petrobras, Reuters đưa tin.

Động thái này hẳn không khiến Tổng thống Donald Trump hài lòng bởi ông đã tuyên bố sử dụng năng lượng làm công cụ chính để thu hẹp sự mất cân bằng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khi tranh cử năm 2016.

Chiến tranh năng lượng- hệ quả của cuộc đấu đầu thương mại Mỹ - Trung: Phức tạp và nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng! - Ảnh 4.

Tương tự như công nghệ, chìa khóa để thúc đẩy an ninh năng lượng của Trung Quốc chính là tránh phụ thuộc quá nhiều vào bất cứ nguồn nào, trong đó có Hoa Kỳ. Thêm nữa, việc tiếp cận linh hoạt với các nhà cung cấp khác nhau còn có thể giúp Trung Quốc nhập khẩu mặt hàng này ở mức giá thấp hơn.

Trung Quốc muốn gắn bó với Mỹ như một trong những nhà cung cấp năng lượng lớn đến mức nào?

Trung Quốc hiện có nhiều nguồn thay thế cho LNG từ Mỹ, bao gồm Qatar và Úc - hiện là nhà cung cấp lớn nhất - cũng như các nhà cung cấp mới và mới nổi như Nga, Mozambique, Canada và Papua New Guinea.

Nước này bắt đầu xây dựng một đường ống dẫn vào năm 2007 để vận chuyển khí tự nhiên từ các lĩnh vực Turkmenistan đến Thượng Hải, với khả năng cung cấp 55 tỷ mét khối khí một năm, hoặc 57% nhu cầu năm 2010 của Trung Quốc, với chiều dài hơn 7,000km (4,350 dặm). Giai đoạn cuối cùng của dự án đã bắt đầu thực hiện từ 2014.

Quan điểm về đa dạng hóa này được ủng hộ bởi những chuyên gia trong ngành ở Bắc Kinh. Wang Yongzhong, một thành viên cao cấp của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), nói rằng Bắc Kinh không nên cho phép nhập khẩu dầu và khí đốt của Mỹ để vượt quá 10 hoặc 15%.

Chiến tranh năng lượng- hệ quả của cuộc đấu đầu thương mại Mỹ - Trung: Phức tạp và nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng! - Ảnh 5.

Một yếu tố khác cản trở động lực giữa Mỹ và Trung Quốc là tiếp cận thị trường như với các lĩnh vực quan trọng chiến lược khác.

Mặc dù các công ty nước ngoài được phép tham gia vào thị trường năng lượng của Trung Quốc thông qua quan hệ với các công ty trong nước có giấy phép thăm dò hoặc bằng cách thành lập liên doanh với đối tác nước này để đấu thầu trực tiếp giấy phép, tuy nhiên việc tiếp cận vẫn bị hạn chế rất nhiều.

Vào tháng 3, Trung Quốc có động thái mở cửa thị trường hơn khi công bố kế hoạch nhằm phát triển cơ sở hạ tầng đường ống cho các nhà sản xuất năng lượng tư nhân và nước ngoài như một cách để thúc đẩy hoạt động khai thác dầu khí. Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn nghi ngờ liệu công ty nước ngoài có thể lao vào lĩnh vực này hay không, vì Trung Quốc nổi tiếng về bảo vệ sở hữu trí tuệ (IP) và chuyển giao công nghệ.

Chiến tranh năng lượng- hệ quả của cuộc đấu đầu thương mại Mỹ - Trung: Phức tạp và nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng! - Ảnh 6.

Sẽ càng khó khăn hơn sau khi Mỹ nhắm vào gã khổng lồ công nghệ Huawei, điều có thể khiến chính phủ Trung Quốc xem xét lại kế hoạch mua thêm các sản phẩm năng lượng từ đối thủ.

Dẫu vậy, không phải tất cả các công ty năng lượng của Mỹ đã ngừng làm ăn với Trung Quốc. Vào tháng 9 năm 2018, ExxonMobil, người khổng lồ về năng lượng có trụ sở tại Texas, cho biết họ đã ký thỏa thuận 20 năm để cung cấp 1 triệu tấn LNG mỗi năm cho Công ty Năng lượng Chiết Giang do chính phủ hỗ trợ.

Trong cùng tháng đó, ExxonMobil đã ký một thỏa thuận khung để xây dựng một khu phức hợp hóa học ở Quảng Đông.

Tạm kết

Bức tranh rộng lớn và phức tạp trong mối quan hệ năng lượng Mỹ - Trung Quốc không đơn giản chỉ là câu chuyện về cung - cầu. Những gì được coi là "chiến thắng dễ dàng" trong  thỏa thuận thương mại, trong thực tế, phức tạp và đa diện hơn rất nhiều, đặc biệt là đối với 2 cường quốc có sự ngang ngạnh chẳng kém gì nhau.

T.Dương

Cùng chuyên mục
XEM