Chiếc chìa khóa cho ‘con đường tăng trưởng thương hiệu’: ‘Ngủ đông” đúng lúc, nghĩ khác, làm khác!

09/10/2023 18:16 PM | Sống

Các chuyên gia đã đưa ra nhiều lời khuyên giá trị để tăng trưởng thương hiệu, như việc thương hiệu cần "ngủ đông" đúng lúc, nghĩ khác, làm khác, "tách biệt khỏi đám đông"...

Workshop “Thương hiệu – Con đường tăng trưởng Doanh nghiệp” diễn ra ngày 6/10 tại Hà Nội, với các thảo luận chuyên sâu về vai trò của thương hiệu trong việc thúc đẩy tăng trưởng cũng như các quy luật thực tế khoa học của marketing hiện đại, những quan điểm đi ngược lại với kiến thức sách vở thông thường về tiếp thị – Marketing dựa trên bằng chứng thực nghiệm.

Đây cũng là những quy luật được đúc kết từ Con đường tăng trưởng thương hiệu (How Brands Grow) – một cuốn sách về marketing thương hiệu của Byron Sharp & Jenni Romaniuk từ Viện Khoa học Tiếp thị Ehrenberg-Bass thuộc Đại học Nam Úc.

Sự kiện có 4 bài chia sẻ, kinh nghiệm thực tế từ các diễn nổi tiếng trong làng Marcom Việt Nam như: Ông Bùi Quý Phong, Phó Chủ tịch CSMO Vietnam, Founder DeepB; ông Hồ Công Hoài Phương, Co-founder công ty quảng cáo The Partners; ông Trần Tuấn Việt, Giám đốc khối Truyền thông và Marketing TNG Holdings Vietnam; ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Đại học FPT. 

Chiếc chìa khóa cho “con đường tăng trưởng thương hiệu”: “Ngủ đông” đúng lúc để "sống sót", nghĩ khác sẽ tạo cơ hội mới  - Ảnh 1.

Ông Bùi Quý Phong (Phó Chủ tịch CSMO Vietnam, Founder DeepB).

Mở đầu sự kiện, diễn giả Bùi Quý Phong (Phó Chủ tịch CSMO Vietnam, Founder DeepB) có nhiều chia sẻ về các quy luật thực tế khoa học của marketing hiện đại đi ngược lại với kiến thức thông thường về tiếp thị và xây dựng thương hiệu. Ông Hồ Công Hoài Phương (Co-founder công ty quảng cáo The Partners) sau 11 năm đọc, học và làm quảng cáo theo nguyên lý tiếp thị từ một bộ sách tâm đắc đã đưa ra kết luận: Sự tăng trưởng thương hiệu được xây dựng bằng Giá trị - Có sẵn - Thói quen - Đồng nhất - Sáng tạo - Thời gian - Đầu tư - May mắn. 

Chiếc chìa khóa cho “con đường tăng trưởng thương hiệu”: “Ngủ đông” đúng lúc để "sống sót", nghĩ khác sẽ tạo cơ hội mới  - Ảnh 2.

Ông Hồ Công Hoài Phương (Co-founder công ty quảng cáo The Partners).

Thương hiệu cần “ngủ đông”? 

Trong phần chia sẻ với chủ đề đặc biệt “How Brand Hibernate”, ông Trần Tuấn Việt, Giám đốc khối Truyền thông và Marketing TNG Holdings Vietnam đã đối chiếu kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp và thương hiệu với hiện tượng “ngủ đông”. Nhiều động vật, nhất là những loài ở xứ lạnh, bắt buộc phải ngủ đông để sống sót qua giai đoạn thời tiết khắc nghiệt. “Ngủ đông” cũng là một hành động cần thiết của các thương hiệu trong thời kỳ khủng hoảng, thương hiệu cần biết khi nào nên “ngủ đông” và làm thế nào để tạo nên sức bật cho sự tăng trưởng sau này sau kỳ “ngủ đông”. 

Chiếc chìa khóa cho “con đường tăng trưởng thương hiệu”: “Ngủ đông” đúng lúc để "sống sót", nghĩ khác sẽ tạo cơ hội mới  - Ảnh 3.

Ông Trần Tuấn Việt, Giám đốc khối Truyền thông và Marketing TNG Holdings Vietnam.

Theo ông Trần Tuấn Việt, khi khủng hoảng nghiêm trọng đến, thương hiệu hoặc nhãn hàng nào không biết “ngủ đông” cũng sẽ "kiệt quệ", dù trước đó thương hiệu ấy có mạnh đến đâu. 

Ông Trần Tuấn Việt cho biết: “Các bạn phải căn là đến dấu hiệu nào thì thương hiệu của mình nên ngủ. Rất nhiều thương hiệu chết không phải do không biết làm mà không còn đủ sức”. Vị diễn giả cũng thẳng thắn chia sẻ, trong 3 lần thất bại kinh doanh lớn nhất trong cuộc đời mình, đều bắt đầu từ việc không biết “ngủ đông”.

Giám đốc khối Truyền thông và Marketing TNG Holdings Vietnam cũng đưa ra lời khuyên: "Một thương hiệu, biết ngủ ngắn (sleep) để giữ sức, biết ngủ đông (hibernate) để sống sót, sẽ giúp thương hiệu “sống lâu” thay vì rơi vào trạng thái chết lâm sàng (clinical death)". 

Nghĩ khác, làm khác và lãnh đạo luôn phải đặt ra “thách thức tăng trưởng”

Tại sự kiện, ông Hoàng Nam Tiến (Phó Chủ tịch Đại học FPT) cũng đã có nhiều chia sẻ đặc biệt về chiến lược tăng trưởng thương hiệu của doanh nghiệp. Phó Chủ tịch Đại học FPT cho biết, để tăng trưởng thương hiệu, không thể thiếu một yếu tố quan trọng là “nghĩ khác”. “Chừng nào các bạn lãnh đạo hoặc CMO nói rằng: “Anh ơi trend đang là thế này và chúng ta phải thế này”, là các bạn đã nắm chắc trong tay khả năng thất bại rồi. Không đi theo đám đông, tạo ra sự khác biệt, tách biệt ra khỏi đám đông. Nghĩ khác, làm khác sẽ cho chúng ta tâm thế khác, thị trường mới, cơ hội mới”, ông Hoàng Nam Tiến nói.

Chiếc chìa khóa cho “con đường tăng trưởng thương hiệu”: “Ngủ đông” đúng lúc để "sống sót", nghĩ khác sẽ tạo cơ hội mới  - Ảnh 4.

Ông Hoàng Nam Tiến (Phó Chủ tịch Đại học FPT).

Đồng thời, ông Hoàng Nam Tiến đưa ra một lời khuyên: “Là lãnh đạo, bạn phải luôn tự đặt ra “thách thức tăng trưởng” cho doanh nghiệp và chính bản thân mình”. Phó Chủ tịch Đại học FPT cũng chia sẻ quan điểm bất ngờ về thang đo tăng trưởng thương hiệu. Theo ông, nếu chỉ chọn một giá trị duy nhất để tăng trưởng thương hiệu, Happiness Value sẽ là tiêu chí mà FPT đặt lên hàng đầu.

Chiếc chìa khóa cho “con đường tăng trưởng thương hiệu”: “Ngủ đông” đúng lúc để "sống sót", nghĩ khác sẽ tạo cơ hội mới  - Ảnh 5.

Các chuyên gia đưa ra nhiều góc nhìn đa chiều về tăng trưởng thương hiệu. Sự kiện được tổ chức bởi CSMO - CLB Giám Đốc Sales & Marketing Việt Nam và Alpha Books.

Bên cạnh đó, trong 2 phiên thảo luận, có sự tham gia của các chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau: Bà Phan Minh Thu, Trưởng ban nội dung CSMO miền Bắc, Founder Senplus; Ông Bùi Quý Phong, Phó Chủ tịch CSMO Vietnam, Founder DeepB; Ông Lê Quốc Vinh, Phó chủ tịch CSMO, Chủ tịch Tập đoàn Truyền thông Lê; Ông Hồ Công Hoài Phương, Co-founder công ty quảng cáo The Partners; Ông Trần Tuấn Việt, Giám đốc khối Truyền thông và Marketing TNG Holdings Vietnam; Bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc khu vực miền Bắc Nielsen IQ Việt Nam; Bà Lê Phương Dung, Founder Học viện MPG & Siêu thị thuốc MPG. Các chuyên gia đã đưa ra những góc nhìn đa chiều về việc tăng trưởng thương hiệu. 

Theo Minh Nguyệt

Cùng chuyên mục
XEM