CEO Tony Fernandes đích thân tìm kiếm startup xuất sắc của Đông Nam Á, nhắm mục tiêu đưa AirAsia là tập đoàn công nghệ số chứ không chỉ đơn thuần là hãng hàng không
Trên các chuyến bay của AirAsia, có 2 cái tên Startup xuất hiện thường trực là Rokki - nền tảng media kết hợp thương mại điện tử, và Bigpay - một Startup về Fintech. Hệ sinh thái của AirAsia có tối thiểu 15 Startup không liên quan đến lĩnh vực hàng không. "Chúng tôi muốn trở thành công ty công nghệ số vận hành hàng không", bà Aireen Omar - Phó giám đốc điều hành Tập đoàn AirAsia chia sẻ.
Tại chương trình pitching của 19 Startup xuất sắc khu vực Đông Nam Á với tên gọi Pitch@Palace, ông Tan Sri Tony Fernandes - CEO AirAsia - ngồi xuyên suốt ở ghế hàng đầu theo dõi các doanh nhân trẻ pitching.
19 Startup này gồm các Startup đến từ Việt Nam, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia… được lựa chọn từ 132 ứng viên của khu vực ASEAN, được mentor 1 - 1 về kỹ năng thuyết trình tại Boot Camp ở văn phòng khu vực Facebook Singapore.
"Chúng tôi biết ASEAN có thể cho ra đời những Unicorn như Grab, Garena và Traveloka, nhưng khu vực này không luôn nhận được sự quan tâm xứng đáng, dù là thị trường lớn thứ ba thế giới", ông Tony Fernandes bày tỏ:
Trong 2 phút phát biểu ngắn, ông Tony gửi tới các doanh nhân Startup 2 thông điệp.
Một là, dù không thắng ở cuộc thi pitching này cũng chẳng sao cả. Startup vốn sẽ gặp nhiều thất bại. Cứ cố gắng lần nữa, thất bại, rồi tiếp tục cố gắng. Bản thân ông cũng gặp nhiều thất bại trước khi xây dựng được AirAsia như ngày nay.
Hai là, hãy theo đuổi ước mơ dù giấc mơ đó có viển vông. Nếu không mơ mộng và không đeo bám quyết liệt, ước mơ đó chẳng bao giờ thành hiện thực.
Pitch@Palace là chương trình tìm kiếm Startup xuất sắc do AirAsia hợp tác với Công Tước xứ York tổ chức. Bản thân hãng hàng không AirAsia cũng đã có "chiến lợi phẩm" khi mua thành công 50% cổ phần của Startup du lịch Touristly - một trong 2 Startup được lựa chọn đại diện cho Malaysia pitching tại sự kiện Pitch@Palace toàn cầu năm 2016.
AirAsia có mối quan tâm đặc biệt tới các Startup.
Trên các chuyến bay của AirAsia, có 2 cái tên Startup xuất hiện thường trực là Rokki - nền tảng media kết hợp thương mại điện tử, và Bigpay - một Startup về Fintech. Hệ sinh thái của AirAsia có tối thiểu 15 Startup được gọi là "non-airlines digital business" (lĩnh vực kinh doanh số không liên quan đến hàng không.
Các Startup này khá đa dạng với các lĩnh vực Fintech, du lịch, thương mại điện tử, F&B…, sẽ đặt dưới sự quản lý của quỹ RedBeat Venture.
"Chúng tôi muốn trở thành công ty công nghệ số điều hành hàng không", bà Aireen Omar - Phó giám đốc điều hành Tập đoàn AirAsia chia sẻ.
"Chúng tôi đang nhìn vào các nền tảng Digital và xem xét xem có thể tận dụng thế nào để tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh xung quanh những data chúng tôi có".
RedBeat Venture vừa được HĐQT AirAsia Group thông qua cuối tháng 5/2018, theo thông cáo tài chính Quý 1/2018 của AirAsia Group Berhad. CEO Tony Fernandes cho biết AirAsia sẽ marketing tới các nhà đầu tư như một hãng hàng không về digital và lifestyle tại khu vực Đông Nam Á.