Tại sao 'gia đình trị' phát triển ở châu Á?
Các truyền thuyết kinh doanh kể rằng vinh quang của gia tộc thường không thể kéo dài đến hết đời thứ ba. Ở châu Á, thực tế lại chứng minh điều ngược lại.
Báo cáo đặc biệt tháng 5 của tạp chí kinh tế The Economist là câu chuyện xoay quanh chủ đề các doanh nghiệp châu Á. Chúng tôi xin lược dịch báo cáo này, mong muốn đem đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về sự hình thành, phát triển cũng như những ưu, nhược điểm của các doanh nghiệp châu Á.
Phần này nói về các doanh nghiệp đi theo mô hình "gia đinh trị".
Dạo bước vào một quán café Starbucks ở Jakarta, tôi gặp John Riady – một người đàn ông sắc bén 29 tuổi, được hưởng nền giáo dục từ trường đại học thuộc chuỗi Ivy League danh tiếng.
Ông nội của anh - Mochtar Riady - được sinh ra trong một gia đình gốc Trung Quốc ở Java. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, ông sáng lập Lippo – một trong những tập đoàn gia đình lớn nhất Indonesia. John Riady là sự kết hợp giữa giá trị truyền thống và tri thức hiện đại. Giữ vai trò chủ tịch đương nhiệm của Lippo, anh thường đàm đạo với cha và ông mình để đưa ra các quyết định điều hành tập đoàn. Tuy vậy, anh cũng có những giây phút bốc đồng. “Thế hệ của chúng tối phải đối mặt với việc làm sao để thể chế hóa các công ty mà không làm mất đi tính doanh nghiệp vốn có. Nếu bạn nhìn sang Mỹ các đế chế gia tộc như Ford hay Cargill điều họ làm còn hơn thế nữa.”
Trên khắp châu Á, các công ty gia đình khẳng định sự thống trị lâu bền và vững chắc. Cuộc khủng hoảng năm 1997-1998 đã làm sụp đổ nhiều tập đoàn. Trong số 30 tập đoàn gia đình – hay còn gọi là “chaebol” - lớn nhất Hàn Quốc, 11 đã phá sản, bao gồm tập đoàn nổi tiếng Daewoo. Xu hướng toàn cầu hóa đã thúc đẩy các tập đoàn gia đình tái cơ cấu mô hình kinh doanh truyền thống. Tuy vậy, các công ty này vẫn đóng góp 27% giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán và sẽ tiếp tục tăng thêm trong thập kỷ tới.
Hai quốc gia duy nhất ở châu Á dường như không bị ảnh hưởng bởi các tập đoàn gia đình là Trung Quốc - thay vào đó là các tập đoàn nhà nước (mặc dù xu hướng này đang giảm xuống), và Nhật Bản – nơi các nhà cầm quyền Mỹ đã dỡ bỏ hoàn toàn hệ thống gia đình trị sau chiến tranh thế giới thứ hai. Mô hình độc đáo của các tập đoàn Nhật Bản có sự kết hợp của nhiều hình thức như các cổ đông “im lặng”, sở hữu cổ phần chéo, mối quan hệ gắn kết giữa nhà cung cấp và ngân hàng. Đây là những sản phẩm còn lại từ các tập đoàn gia đình truyền thống.
Các tập đoàn lớn thường thuộc sở hữu của một cộng đồng thiểu số. 1/3 thị trường chứng khoán Ấn Độ được vận hành bởi các gia tộc có nguồn gốc từ các bang phía Tây Rajasthan và Gujarat như gia tộc Ambani, hay bởi những nhà tư bản gốc Paris như Mistry và gia tộc Tata (tập đoàn Tata Sons).
3/4 tổng số tài sản của 20 người giàu nhất khu vực nằm trong tay của các tài phiệt gốc Trung Quốc. Một vài người kế thừa sản nghiệp của tổ tiên, duy trì và phát triển nó. Dhanin Chearavanont – người đàn ông giàu nhất Thái Lan sở hữu tập đoàn CP là một trong những tập đoàn lớn nhất nước. Năm 1979, ông được coi như nhà đầu tư quốc tế lớn nhất trong giai đoạn đầu ở Trung Quốc. Hiện nay, tập đoàn mở rộng sang kinh doanh thực phẩm và có cổ phần ở Ping An – một công ty bảo hiểm có tiếng.
Các tập đoàn kinh tế hình thành liên quan đến thời kỳ nhà nước bao cấp và nền kinh tế đóng. Các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng sang các ngành lân cận để tìm cơ hội phát triển. Tuy vậy, hình thức tập đoàn kinh tế là hệ quả của hệ thống quản lý và luật pháp yếu kém, thị trường lao động và vốn không hiệu quả, cơ sở hạ tầng tụt hậu, thiếu niềm tin vào chính phủ. Đối mặt với tất cả hỗn loạn này, mọi nỗ lực mở rộng của doanh nghiệp đều là vô ích.
Chúng ta có thể chứng kiến tình huống này ở Myanmar. Yangon tràn ngập hàng loạt hộp đêm và các dòng xe hơi sành điệu như Range Rovers. Các nguyên lý cơ bản của thương mại dường như đang biến mất; doanh nghiệp phải đưa dòng vốn ra nước ngoài thông qua các kênh thu đổi ngoại tệ. Yoma Strategic được coi là một trong những công ty lớn nhất nước, được đăng ký trên sàn chứng khoán Singapore với giá trị khoảng 600 triệu USD. Được điều hành bởi Serge Pun – một thương nhân gốc Trung Quốc, tập đoàn này đang trên đà phát triển và là đối tác tin cậy của khá nhiều doanh nghiệp nước ngoài.
Andrew Rickards – giám đốc điều hành tập đoàn giải thích: “Đây là cơ hội có một không hai trong đời… nhưng một trong những nguy cơ đã bị bỏ qua trong 50 năm gần đây là các phương thức kinh doanh hiện nay đã phát triển hoàn toàn bất đồng".
Đối với Trung Quốc, tất nhiên nước này vượt trội Myanmar trên nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức vẫn đang trong giai đoạn phát triển, thị trường chưa được hoàn thiện. Các nhân tố này là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mô hình tập đoàn. Các doanh nghiệp không ngừng đa dạng hóa. Kể từ những năm 1990, Fosun – một công ty tư nhân được thành lập ở Thượng Hải, đã tham gia các ngành công nghiệp còn bỏ trống bởi chính phủ, từ dược phẩm đến khai thác mỏ và bảo hiểm.
Hiện nay, tập đoàn này còn mở rộng sang lĩnh vực mới như Internet, chăm sóc sức khỏe và du lịch. Giám đốc điều hành Liang Xinjun cho biết ông và người cộng sự thành lập đều rất ngưỡng mộ Warren Buffett, ông chủ của Berkshire Hathaway – tập đoàn đa quốc gia khổng lồ của Mỹ.
Thảo Phương
Theo CafeF/Trí Thức Trẻ/Economist
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!