Starbucks và Amazon: Câu chuyện của hai nền văn hóa

14/09/2015 07:55 AM | Kinh doanh

Cả hai công ty đều có những giá trị khác biệt và mong muốn xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp vượt trội.

Mới đây Amazon, một công ty bán lẻ hàng đầu của Mỹ đang vướng vào những rắc rối về chính sách hà khắc đối với nhân viên khi tờ New York Times đã dẫn chứng hàng loạt vụ việc có liên quan tới chính sách khắc nghiệt khi đặt hiệu suất làm việc lên trên lợi ích của nhân viên.

Jodi Kantor và David Streitfeld – tác giả bài báo đã miêu tả một ngày làm việc quá dài và căng thẳng của một nhân viên Amazon đồng thời phê phán cái gọi là “chính sách lãnh đạo” vượt trội khi nhân viên cứ mỗi khi đến kì đánh giá hiệu suất lại phải “tố” người khác như một cách để “qua cửa”.

Vào khoảng cuối tháng 8, cơn hỗn loạn của thị trường chứng khoán đã gieo rắc nỗi khổ đau cho hàng triệu người trên toàn thế giới. Giám đốc điều hành của Starbucks, Howard Schultz, đã gửi một bản ghi nhớ cho toàn bộ 190.000 "đối tác" (cách Starbucks gọi nhân viên của mình).

Bản ghi nhớ đòi hỏi các chuyên gia pha chế thể hiện mối quan tâm đặc biệt và nhạy cảm đối với khách hàng đồng thời khen ngợi nhân viên Starbucks về những thành tích gần đây của họ. Động thái này của CEO Starbucks được đưa tin rộng rãi và nhận được những phản hồi tích cực của dư luận.

Ta thấy được gì từ hai câu chuyện này?

Khác biệt về quan niệm “giá trị”

Khi vào thăm trang web chính thức của Starbucks, ta sẽ thấy ngay slogan của hãng “Giá trị của chúng tôi” trong khi đối với Amazon là: “Nguyên tắc lãnh đạo của chúng tôi”

Trong khi “giá trị” của Amazon được thể hiện trong “Nguyên tắc lãnh đạo” gồm 14 phần, tổng số 564 từ, thì Starbucks lại ưu tiên quy tắc “ít hơn là nhiều hơn” đơn giản, dễ nhớ khi miêu tả trong vòng 6 dòng và chỉ gồm 78 từ.

Cả hai công ty cùng khẳng định dịch vụ giá trị khách hàng, đổi mới, phát triển, hiệu suất cao, và trách nhiệm. Đây là tất cả những phẩm chất tuyệt vời để thiết lập một nền văn hóa vượt trội.

Khác biệt quan điểm về khách hàng

Tuy vậy, không khó để nhận ra một sự khác biệt tinh tế giữa quan điểm của 2 công ty về khách hàng.

Lần đầu tiên Starbucks đề cập trực tiếp tới khách hàng của mình, họ nói như sau:

“Chúng tôi coi “đối tác”, cà phê và khách hàng của mình là những giá trị cốt lõi của công ty và sống vì những giá trị đó”

Còn Amazon thì sao?

Với họ, khách hàng là sự ám ảnh.

Họ làm việc vất vả để kiếm tìm và giữ niềm tin nơi khách hàng. Lẽ ra các nhà lãnh đạo nên chú ý tới động thái của đối thủ cạnh tranh thì họ lại luôn ám ảnh về khách hàng.

Bạn có nhận ra sự khác biệt?

Starbucks đã đặt khách hàng có tầm quan trọng như nhân viên và sản phẩm của họ trong khi Amazon tại tự buộc mình trong bức tranh khắc nghiệt về giá trị của khách hàng.

Khác biệt về giao tiếp và môi trường làm việc

Starbucks hướng đến việc tạo ra một nền văn hóa ấm áp và thân thiện, nơi tất cả mọi người đều được hoan nghênh. Luôn hiện diện, kết nối tin cậy với nhân phẩm và sự tôn trọng.

Về phần Amazon, trích dẫn từ nguyên tắc lãnh đạo số 13 “Có nguyên tắc, không đồng nhất và cam kết”

Điều này đồng nghĩa với việc các nhà lãnh đạo của Amazon phải có nghĩa vụ tôn trọng các quyết định khi không thể đạt tới sự đồng thuận, cho dù điều này khiến họ khó chịu hay mệt mỏi. Các nhà lãnh đạo có niềm tin và ngoan cường, không thỏa hiệp vì lợi ích của sự gắn kết xã hội.

Một Starbucks coi “nền văn hóa ấm áp và thân thuộc” là mô hình kinh doanh, một Amazon khuyến khích nhân viên lên tiếng khi cần thiết cho dù điều đó thách thức lãnh đạo của mình. Công ty nào có hiệu suất làm việc tốt hơn?

Khác biệt về hiệu suất làm việc

Starbucks “Cung cấp những dịch vụ tốt nhất và chịu trách nhiệm về kết quả”

Amazon: “Thuê người và phát triển đội ngũ tốt nhất đồng thời nhấn mạnh vào các tiêu chuẩn cao nhất”

Với một nhân viên bình thường hay làm vị trí quản lý của Amazon, họ đều phải không ngừng nâng cao kĩ năng của bản thân để cung cấp sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ hoàn hảo tới khách hàng

Lời kết:

Dù bằng phương cách “tàn bạo” hay “ấm áp” thì đó chỉ là phương thức và đều hướng tới một mục đích cuối cùng đó là phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Cả 2 CEO của Starbucks và Amazon có những cách khác biệt để chèo lái con thuyền của mình, xây dựng nên thương hiệu văn hóa doanh nghiệp của hai công ty.

Tuy nhiên, với tư cách là một người tìm việc, nhiều người sẽ muốn làm việc cho Starbucks sau khi hiểu rõ nền văn hóa của hai công ty và đây cũng là dịp để CEO Jeff Bezos cùng cộng sự xem xét lại toàn diện vị thế của Amazon, những điều cần sửa chữa để nó ngày một lớn mạnh hơn.

Thụy Dương

Cùng chuyên mục
XEM