Những toan tính của Hòa Phát với ngành thức ăn chăn nuôi

19/03/2015 15:20 PM | Kinh doanh

Theo Hòa Phát, đầu tư vào thức ăn- chăn nuôi là bước tái đầu tư lợi nhuận do các lĩnh vực hiện tại đang mang lại.

Tháng 2/2015, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã ra nghị quyết thành lập Công ty TNHH MTV Thương mại và sản xuất Thức ăn Chăn nuôi Hòa Phát với 100% vốn từ tập đoàn. Vốn điều lệ dự kiến 300 tỷ đồng.

Công ty này sẽ thực hiện các hoạt động chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc và các ngành nghề liên quan đến nông nghiệp.

Dưới đây là tất cả những thông tin chúng tôi được ghi nhận từ cuộc gặp với Ông Trần Tuấn Dương, Tổng Giám Đốc Tập đoàn Hòa Phát, về quyết định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp gần đây của tập đoàn này.

Bên cạnh nguồn thu chính từ thép, Hòa Phát hiện có nguồn thu đáng kể từ nội thất, điện lạnh và bất động sản

Bên cạnh nguồn thu chính từ thép, Hòa Phát hiện có nguồn thu đáng kể từ nội thất, điện lạnh và bất động sản

•    Đầu tư vào thức ăn- chăn nuôi là bước tái đầu tư lợi nhuận do các lĩnh vực hiện tại đang mang lại. Hòa Phát lãi hàng nghìn tỷ mỗi năm và không phải cổ đông nào cũng hài lòng với việc chia cổ tức toàn bộ số lợi nhuận làm ra. Tái đầu tư lợi nhuận là trách nhiệm với đồng vốn của các cổ đông.

•    Các lĩnh vực khác của tập đoàn đang hoạt động và phát triển theo kế hoạch. Hoàn toàn không có chuyện các mảng kinh doanh này khó khăn mà Hòa Phát muốn chuyển sang lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2014, tập đoàn đã mua thêm nhà máy ống thép ở miền Trung, mở rộng nhà máy nội thất 6ha ở Phố Nối và đang xây dựng lò cao số 3 trong mảng cốt lõi (thép).

•    Tập đoàn mong muốn vẽ lại bức tranh thị phần trong ngành thức ăn chăn nuôi, vốn đang nằm phần lớn trong tay các công ty nước ngoài. Hiện khoảng 60% thị phần trong ngành này thuộc về các doanh nghiệp FDI, 40% còn lại do hàng trăm công ty quy mô nhỏ trong nước nắm giữ.

* Những đối thủ tiềm năng của Hòa Phát khi bước vào thị trường thức ăn chăn nuôi: C.P Group, Proconco, New Hope, Cargill, Green Feed, Dabaco Việt Nam (DBC), QMC Group, Minh Tâm Group...

Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam 2012
Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam 2012

•    Nhân rộng “chuỗi thành công”: Hòa Phát đã rất thành công trong việc phát triển và quản lý sản xuất theo chuỗi giá trị, điển hình là lĩnh vực sản xuất thép. Do đó, tập đoàn này tin tưởng có thể thành công với chuỗi giá trị trong ngành nông nghiệp

•    Khởi đầu với thức ăn chăn nuôi, nhưng Hòa Phát có kế hoạch sẽ mở rộng sang các hoạt động khác như chăn nuôi, tuy nhiên kế hoạch chi tiết chưa được tiết lộ.

•    Hòa Phát xác định thị trường thức ăn chăn nuôi cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là ở khâu tiêu thụ sản phẩm. Nhưng tập đoàn sẽ có chiến lược riêng để chiếm lĩnh thị phần.

•    Ngành thức ăn chăn nuôi có tiềm năng vì quy mô lớn dù tỷ suất lợi nhuận thấp và cạnh tranh cao. Quy mô thị trường thức ăn chăn nuôi hiện khoảng 16 triệu tấn, trị giá 6 tỷ USD. Đến năm 2020, quy mô có thể đạt 25 - 26 triệu tấn.

•    Nguồn cung nguyên liệu sẽ được nhập khẩu phần lớn, khoảng 70%, như tình trạng hiện nay của các công ty sản xuất trong nước. Thị trường nhập khẩu chủ yếu có thể là Braxin, Argentina, Mỹ, Úc…. Một phần bột cá, bột tôm, ngô, sắn và cám gạo sẽ được mua trong nước.

•    Hòa Phát không ngoại trừ khả năng mua một nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nếu thấy phù hợp, đặc biệt là ở khu vực phía Nam.

•    Tập đoàn đã ký hợp đồng mua thiết bị cho nhà máy với nhà cung cấp Hà Lan. Theo kế hoạch, sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Hòa Phát sẽ xuất hiện trên thị trường trong tháng 1/2016.

•    Các con số:

Vốn điều lệ công ty Thức ăn chăn nuôi: 300 tỷ đồng.

Công suất nhà máy đầu tiên: 300.000 tấn/năm.

Quy mô có thể đầu tư trong 10 năm tới: 8 – 10 nghìn tỷ.

Số nhà máy dự kiến xây dựng: 5 nhà máy

Thị phần mục tiêu sau 10 năm: 10%

Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng: từ 5 – 10%

>> Tiếp bước nhiều đại gia Việt, Hòa Phát cũng đi làm nông

Theo An Huy

Cùng chuyên mục
XEM