Đây là cách duy nhất để giải quyết vấn đề 'lười sinh' của người Nhật

25/01/2016 14:37 PM | Kinh doanh

Các quốc gia thành công nhất là những nước điều chỉnh cân bằng được vai trò kép của phụ nữ, vừa đảm bảo thiên chức làm mẹ nhưng cũng đồng thời đảm bảo họ là những người tham gia vào lực lượng lao động xã hội.

Nhật Bản đang vấp phải vấn đề lớn về tình dục. Người Nhật được xem là thờ ơ với sex nhất thế giới đến mức không ít chuyên gia xã hội học gọi thế hệ hiện nay là “những chàng trai ăn cỏ”.

Việc thờ ơ với sex cũng dẫn tới hệ quả tất yếu là Nhật Bản ngày càng thiếu trẻ em.

Trong một báo cáo công bố năm 2015 có 1.008.000 đứa trẻ được sinh ra tại xứ hoa anh đào trong khi có tới 1.302.000 người chết. Mức chênh lệch tỷ lệ sinh tử lên tới 300.000 người.

Nếu so sánh với Thụy Điển, đất nước phát triển hiện có tỷ lệ sinh ngày một gia tăng. Trong năm 2014, có 110.907 trẻ em được sinh ra và 88.976 người ra đi, chênh lệch tỷ lệ sinh là 21.931 người.

Xu hướng dân số phần nào phản ảnh sức khỏe của một đất nước. Trong trường hợp của Nhật Bản, một trong những cường quốc trên thế giới, dân số hiện được xem là quả bom hẹn giờ nổ chậm đã được kích nổ.

Một bài báo của Nippon đưa ra dẫn chứng tại khoảng 896 thị trấn, vùng quê Nhật Bản, lượng nữ giới trẻ sẽ giảm hơn 50% từ giờ cho đến năm 2040. Điều này dấy lên nhiều lo ngại với nhiều nhà kinh tế học: Một cuộc khủng hoảng sẽ xảy ra.

Và cách duy nhất để giải quyết vấn đề là cần có nhiều phụ nữ được trao quyền hơn cả trong công việc lẫn sinh con.

Có một sự thật với những người bảo thủ tại Nhật Bản: Nếu bạn không hỗ trợ phụ nữ làm việc, bạn sẽ không có đủ trẻ em để hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên nếu Nhật Bản muốn gia tăng tỷ lệ sinh, thay đổi vấn đề dân số, một phần rất lớn nền văn hóa cần phải thay đổi.

Thủ tướng Shinzo Abe từng tuyên bố giải quyết cuộc khủng hoảng trẻ em là một phần của chính sách kinh tế của ông. Cuối tháng 9 vừa qua, ông cho biết nước này sẽ tăng tỷ lệ sinh với số con trung bình từ con số 1,4 trẻ/ bà mẹ (mức duy trì trong 25 năm qua) lên 1,8.

Theo Richard Jackson, chủ tịch của nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận Global Aging Institute cho biết đây là một mục tiêu "đầy tham vọng", nếu không muốn nói là "ảo tưởng". Hiện chỉ có 2 nước thực hiện được cú nhảy như vậy gồm: Thụy Điển và Đan Mạch.

Ở Nhật Bản, hiện có nhiều động thái được đưa ra nhằm cải thiện tỷ lệ sinh. Mọi người đang cố gắng để kéo nam giới trẻ Nhật ra khỏi "hội chứng độc thân" với những biểu hiện như không quan tâm đến quan hệ tình dục hoặc các mối quan hệ. Một số chính quyền địa phương đang tổ chức các sự kiện hẹn hò tốc độ để thúc đẩy các mối quan hệ nam nữ Nhật Bản diễn ra nhanh chóng hơn.

Nếu bạn nhìn vào các nền kinh tế phát triển trên thế giới, Jackson nói, tỷ lệ sinh của họ có xu hướng gần 2,0 (như Pháp hay Hoa Kỳ) hoặc xuống dưới 1,5 (như Ý, Hàn Quốc, hay Nhật Bản).

Có rất nhiều thứ để làm để cân bằng công việc và gia đình.

"Các quốc gia thành công nhất là những nước điều chỉnh cân bằng được vai trò kép của phụ nữ, vừa đảm bảo thiên chức làm mẹ nhưng cũng đồng thời đảm bảo họ là những người tham gia vào lực lượng lao động xã hội. Điều thú vị là họ đảm bảo phụ nữ đáp ứng được cả hai vai trò”, Jackson nói. Điều họ nhận được là tỷ lệ sinh cao hơn và phụ nữ làm việc nhiều hơn.

Tất cả vấn đề phụ thuộc vào văn hóa công sở.

"Đối với những người trẻ để phát triển sự nghiệp, bạn phải sẵn sàng để ở lại muộn mỗi tối hay sẵn sàng uống rượu ngoài giờ với sếp của mình”, chuyên gia này cho biết. "Bạn không thể có hẹn hò hay có gia đình với những thành viên, con cái đang đợi mình ở trừ khi chúng được các trung tâm giữ trẻ mở cửa đến 11 giờ đêm hoặc có người giúp việc trong gia đình.”

Theo Jackson, những nước phát triển có tỷ lệ sinh cao thường theo hai mô hình khác nhau:

Mô hình “vú em” như ở Pháp và Thụy Điển. Ở những nước này, bạn có một công việc được đảm bảo rằng nếu bạn đi nghỉ thai sản (và bình đẳng giới ở Thụy Điển được thiết kế rằng khi người mẹ của một đứa trẻ nghỉ thai sản, người cha đã phải nghỉ thai sản với đứa con thứ hai). Tại Pháp, chính phủ sẽ cung cấp cho bạn "trợ cấp gia đình" khi sinh con nhiều hơn. Và không có sự kỳ thị xã hội đối với một người mẹ có con nhỏ khi trở lại làm việc; những đứa trẻ được chăm sóc tại nhà trẻ công (hoặc nhà trẻ) khi mẹ trở lại công việc.

Mô hình "lao động linh hoạt", như ở Hoa Kỳ. Mặc dù không có sự hỗ trợ từ nhà nước, nhưng tạo điều kiện phụ nữ nghỉ thai sản trở thành văn hóa bình thường tại Mỹ như tạo điều kiện để tìm việc dễ hơn với những công việc bán thời gian, quay lại trường học, học trực tuyến hay bắt đầu nghề nghiệp mới. Trong khi đây là những chi phí cơ hội, tại Nhật Bản hay Hàn Quốc khi bạn ra khỏi nấc thang sự nghiệp, bạn sẽ không được nhận trở lại.

Nếu Nhật Bản lựa áp dụng một hai mô hình này, có thể quốc gia này sẽ theo hướng Châu Âu, Jackson cho biết. Mô hình "lao động linh hoạt" liên quan đến việc chủ nghĩa cá nhân và tự nỗ lực, thứ mà dường như không tồn tại trong một nền văn hóa tập thể như Nhật Bản.

Vì lý do đó, mô hình của Pháp hay Đan Mạch có thể được áp dụng ở Nhật Bản, nhưng nó sẽ đòi hỏi cả sự hỗ trợ công cộng dành cho những gia đình ngày càng gia tăng như nhiệm vụ của Chính phủ buộc các công ty phải chi trả nghỉ thai sản cho các bà mẹ. Hoặc, trong trường hợp của Thụy Điển là với những ông bố.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM