Cảm giác bị sa thải thật tệ, nhưng làm sao để ra đi trong thế ngẩng cao đầu?

09/06/2016 11:55 AM | Kinh doanh

Nổi nóng hoặc hành động thiếu suy nghĩ không giúp bạn lấy lại công việc đã mất một khi họ đã quyết định sa thải bạn. Vì thế hãy tỏ ra thật chuyên nghiệp và rời đi trong tư thế ngẩng cao đầu bằng cách nói những điều sau.

“Cảm giác bị sa thải khá là tệ và chẳng ai muốn trải qua điều đó. Hầu hết mọi người khi nhận được quyết định sa thải từ công ty sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc từ việc bất ngờ, tức giận tới hụt hẫng. Cảm giác này khiến nhiều người khó kìm chế và có những phát ngôn hoặc hành động mà sẽ khiến họ hối tiếc sau này.” – Michael Kerr – một diễn giả và tác giả của cuốn “The humor Advantage” chia sẻ với Business Insider.

“Điều quan trọng là bạn cần nhớ rằng, những việc làm thiếu chuyên nghiệp đó sẽ hủy hoại danh tiếng cũng như thương hiệu cá nhân của bạn về mặt lâu dài. Thực tế, ngay cả những người thành công nhất cũng từng vài lần bị sa thải vào một khoảng thời gian nhất định trong đời. Bị sa thải chị là một bước lùi và nó sẽ không hủy hoại cả cuộc đời bạn, cũng như không phải bạn là người duy nhất từng trải qua cảm giác đó.”

Vì thế, dù có bị sa thải thải thì hãy tỏ ra là một con người lịch sự và rời đi trong tư thế ngẩng cao đầu. Để làm được điều đó hãy hít thật sâu và từ từ thở ra để bình ổn tâm trạng.

Ngoài việc bình tâm lại, Kerrs khuyên bạn có thể nói những điều sau với sếp cũ để dù có sa thải bạn đi chăng nữa thì sếp cũng sẽ luôn nhớ về bạn là một người chuyên nghiệp.

Xin cho tôi vài phút để bình tĩnh lại
Xin cho tôi vài phút để bình tĩnh lại

Câu nói này sẽ giúp bạn có thời gian để hít sâu và thở ra, bình tâm lại để chấp nhận sự thực. Đồng thời cũng khiến cho sếp của bạn có cái nhìn khác về bản thân bạn.

Có thể cho tôi lời giải thích vì sao có quyết định này hay không?
Có thể cho tôi lời giải thích vì sao có quyết định này hay không?

Hãy nhớ hỏi lý do bạn bị sa thải. Bởi biết được điều đó bạn sẽ có thể ý thức được những thiếu sót của bạn hiện tại và tránh nó trong tương lai. Đồng thời nó sẽ giúp bạn biết được quyết định đó có công bằng hay không.

Liệu tôi có cơ hội thứ 2 để sửa sai không? hoặc

Liệu sếp có thể xem xét lại trường hợp của tôi không?

Nếu bạn vẫn yêu thích công việc đó hãy thử cố gắng để nhận được cơ hội thứ hai. Ngoài ra, điều này còn thể hiện rằng bạn vẫn muốn gắn bó với công ty. Đôi khi thái độ thành khẩn của bạn sẽ khiến sếp thay đổi quyết định.

Bảo hiểm xã hội của tôi và bảo hiểm thất nghiệp sẽ được giải quyết thế nào?

Hãy nhớ hỏi các thủ tục rút sổ bảo hiểm hoặc những giấy tờ có liên quan để giải quyết quyền lợi của mình thay vì nổi khùng hoặc nói khó nghe với sếp.

Liệu tôi có thể đưa tên sếp hoặc đồng nghiệp vào mục tham khảo trong hồ sơ xin việc của tôi sau này?

Thật ra chẳng ai muốn đưa tên người hoặc công ty đã sa thải mình vào mục tham khảo cả. Tuy nhiên nếu bạn có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp nào đó thì có thể cân nhắc điều đó. Ngoài ra việc này cũng giúp bạn nhận được vài lời nhận xét tán dương của sếp.

Tôi có thể suy nghĩ và đưa ra vài câu hỏi sau khi đã hoàn toàn “tiêu hóa” được thông tin này không?

Đôi khi do thông tin quá bất ngờ khiến bạn bối rối và không thể nghĩ ra câu hỏi nào quan trọng để hỏi. Vì thế hãy đặt câu hỏi sau khi bình tĩnh suy nghĩ hoặc nhận được những lời khuyên từ bạn bè và người thân.
Đôi khi do thông tin quá bất ngờ khiến bạn bối rối và không thể nghĩ ra câu hỏi nào quan trọng để hỏi. Vì thế hãy đặt câu hỏi sau khi bình tĩnh suy nghĩ hoặc nhận được những lời khuyên từ bạn bè và người thân.

Liệu tôi cò thể giúp gì trong việc đào tạo nhân viên mới hoặc trong quá trình bàn giao công việc hay không?

Tất nhiên là việc bàn giao thì không thể thiếu nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn là người chủ động đề nghị.

Hãy liệt kê giúp tôi những điểm yếu trong công việc để tôi thay đổi trong tương lai

Đây là một lời đề nghị rất cầu thị và thông minh vì bạn sẽ nhận được những lời góp ý chân thành, rất hữu ích cho công việc của các bạn sau này.

Vâng, tôi hiểu!

Điều này thể hiện rằng bạn ý thức được hiện thực và chuẩn bị tinh thần thật bình tĩnh nghe những lý do được liệt kê ra sau khi quyết định sa thải bạn được ban hành.

Và cuối cùng hãy nói: Cảm ơn

Cảm ơn vì đã tạo điều kiện cho bạn làm việc suốt thời gian qua, những trải nghiệm bạn có và những kinh nghiệm bạn thu được.

Dù không được làm việc tiếp tục nhưng những kinh nghiệm đó vô cùng quý giá để bạn có thể được tuyển dụng bởi một công ty tốt hơn.

Thụy Dương

Cùng chuyên mục
XEM