Các sai lầm sơ đẳng sẽ hủy hoại thương hiệu mà nhiều ông chủ mắc phải: Làm sao để né tránh chúng hiệu quả?

18/12/2021 15:55 PM | Kinh doanh

Đây là những sai lầm rất phổ biến mà tôi cũng như nhiều chủ doanh nghiệp khác đã từng mắc phải

Quá trình truyền tải các thông điệp, các chương trình quảng cáo, ưu đãi theo mùa, chăm sóc khách hàng, thiết kế bao bì, tương tác trên mạng xã hội,... có ảnh hưởng rất lớn đến cách mà người tiêu dùng nhìn nhận thương hiệu của bạn.

Với tư cách là người sáng lập của một công ty khởi nghiệp, Wing, tôi tập trung vào việc đổi mới không gian kết nối trực tiếp với khách hàng và định hình thương hiệu để có thể nhanh chóng gia nhập vào thị trường.

Nếu bạn cũng đang muốn xây dựng cho mình một thương hiệu tốt và được công chúng đón nhận thì hãy tránh những sai lầm sau đây. Bởi không chỉ tôi mà rất nhiều nhà sáng lập khác cũng đã từng mắc phải.

Hậu quả để lại là việc xây dựng thương hiệu không nhất quán, mức độ quan tâm của khách hàng đối với dịch vụ giảm sút và tác động tiêu cực đến tổng thể sự phát triển của doanh nghiệp.

Ví dụ, khi cho ra mắt một sản phẩm mới, chúng tôi loay hoay, không biết nên thiết kế các ấn phẩm truyền thông như thế nào và phải viết nội dung cần truyền tải ra sao.

Vì vậy, với kinh nghiệm thực tiễn và sự chỉ dẫn đến từ các chuyên gia, Wing hiện đang sử dụng một mô hình có thể xây dựng các kế hoạch rất đơn giản, hiệu quả mà dễ thực hiện.

Nhận diện thương hiệu

Đầu tiên, hãy tự hỏi bản thân:

Liệu mọi người có biết đến thương hiệu của mình?

Sự hiểu biết của đối tượng mục tiêu về một thương hiệu nào đó không đơn giản chỉ là CÓ hoặc KHÔNG.

Có rất nhiều mức độ nhận biết khác nhau.

Các cấp độ nhận biết thương hiệu

Làm thế nào để tránh những sai lầm có thể hủy hoại thương hiệu của bạn? - Ảnh 1.

Mức độ nhận biết thương hiệu có thể được tính toán bằng cách đo lường hoặc ước tính tỷ lệ phần trăm khách hàng ở mỗi cấp độ.

Và tất nhiên, nhận biết thương hiệu hoàn toàn khác so với sức mạnh thương hiệu. Bạn có thể có mức độ nhận biết thương hiệu lớn từ các hoạt động "hot" trên thị trường và sức mạnh thương hiệu tiêu cực khi người dùng không tin tưởng, xa lánh và bài xích sản phẩm của bạn.

Bởi Wing là một thương hiệu còn rất mới nên chúng tôi chưa đầu tư mạnh cho việc quảng cáo. Chúng tôi vẫn đang dựa vào hiệu ứng mạng đến từ những đánh giá của khách hàng đang sử dụng sản phẩm của mình để nâng nhận thức về thương hiệu từ cấp dưới lên cấp hai hoặc ba.

Hạn chế ở đây là để đạt được mức độ nhận diện thương hiệu đủ lớn thì cần phải chi rất nhiều cho việc quảng cáo.

Hay nói cách khác: bạn sẽ phải đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc.

Sai lầm phổ biến

Một sai lầm mà chúng tôi đã mắc phải là sử dụng quỹ thời gian và tiền bạc có hạn của mình để thực hiện các chiến dịch tiếp thị nhỏ giọt và ngắt quãng.

Tại sao ư? Phải chăng là do chúng tôi đã quá tham lam khi cố gắng đem thương hiệu của mình xuất hiện trên mọi ‘mặt trận’.

Ví dụ như khi thấy một thương hiệu nhỏ nhận được thêm 19.000 đơn đặt hàng trên nền tảng TikTok trong vòng 3 tháng, chúng tôi cũng lên kế hoạch và bắt đầu đăng bài tại đây.

Và sau đó chúng tôi nhận ra, đó là một sai lầm lớn.

Mặc dù TikTok là một nền tảng có thể thu hút rất nhiều khán giả, nhưng đó không phải là nơi mà khách hàng mục tiêu của chúng tôi thường xuyên lui tới.

Điều này sẽ có sự khác biệt đối với từng thương hiệu cụ thể.

Sau khi nhận ra sai lầm của mình, chúng tôi đã quyết định chỉ tập trung vào các chiến dịch quảng bá thương hiệu tại Instagram, email và LinkedIn để tránh lãng phí thời gian và tài nguyên trên các nền tảng khác mang lại kết quả không đáng kể.

Khi bắt đầu phát triển Wing, chúng tôi rất quan tâm đến việc tạo ra những sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường, xây dựng MVP, thử nghiệm, tìm kiếm khách hàng, thiết lập các kênh bán hàng,...

Thế nhưng chúng tôi lại chưa xây dựng được cho mình một kế hoạch quảng bá thương hiệu hoàn chỉnh. Chúng tôi không rõ ràng từ mục tiêu, nền tảng truyền thông đến những thông điệp mà mình muốn truyền tải.

Mô hình chúng tôi đang sử dụng

Với lời khuyên của các cố vấn kinh doanh dày dặn kinh nghiệm tại ThePowerMBA, chúng tôi đang thiết kế lại chiến lược xây dựng thương hiệu của mình .

Và đây là bản tóm tắt quy trình mà chúng tôi đang sử dụng với tư cách là một thương hiệu khởi nghiệp về công nghệ:

#1: Xác định mục tiêu

Hay nói cách khác, câu chuyện mà bạn muốn khách hàng nhớ đến khi nhắc về thương hiệu của mình là gì?

Chúng tôi muốn họ biết rằng Wing là một công cụ, một phương tiện cho phép họ gặp gỡ những người tuyệt vời.

#2: Xây dựng thông điệp dựa trên mục tiêu

Khi đã xác định được mục tiêu, bạn có thể bắt đầu xây dựng những thông điệp mà mình muốn truyền tải và thực hiện các kế hoạch đã đề ra.

Xây dựng thương hiệu là một quá trình diễn ra liên tục giúp bạn hiểu hơn về đối tượng mục tiêu, về cách để sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải.

Mộc Dương

Cùng chuyên mục
XEM