Các chuyên gia đều nhận định Trade War nổ ra Việt Nam sẽ hưởng lợi trên rất nhiều lĩnh vực nhưng nếu ngành may mặc cứ diễn biến thế này, chúng ta chưa thể vội mừng!

11/10/2018 08:15 AM | Xã hội

Theo hãng tin Asian Nikkei Review, Việt Nam đang trên đường trở thành nhà xuất khẩu may mặc, quần áo lớn thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đã đáng mừng.

Phần lớn sản phẩm xuất khẩu may mặc của Việt Nam hiện nay đều phụ thuộc vào gia công các mặt hàng xa xỉ cho nước ngoài. Khi thặng dự thương mại của Việt Nam với Mỹ ngày càng tăng thì các chuyên gia cho rằng đã đến lúc nền kinh tế cần cải thiện để nâng cấp giá trị trong chuỗi cung ứng may mặc, đa dạng hóa thị trường cũng như thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ.

Kể từ khi cải cách nền kinh tế từ thập niên 1990, ngành may mặc chiếm vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Các nhà máy dệt may là tụ điểm thu hút những lao động giá rẻ từ các vùng quê, đồng thời thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Năm 2017, Việt Nam đã vượt qua Bangladesh, Đức và Italy để trở thành nhà xuất khẩu may mặc, quần áo lớn thứ 3 thế giới với 36,9 tỷ USD kim ngạch, đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Các chuyên gia đều nhận định Trade War nổ ra Việt Nam sẽ hưởng lợi trên rất nhiều lĩnh vực nhưng nếu ngành may mặc cứ diễn biến thế này, chúng ta chưa thể vội mừng! - Ảnh 1.

Ngành may mặc Việt Nam đang vươn lên vị trí thứ 2 thế giới

Số liệu của Hội nghị liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cho thấy trong khoảng 2007-2017, xuất khẩu may mặc của Việt Nam đã tăng gấp 4 lần và tiếp tục tăng trưởng 15%/năm trong vòng 5 năm trở lại đây.

Theo nhiều dự báo, Việt Nam có khả năng vượt Ấn Độ trong năm nay để trở thành nhà xuất khẩu may mặc lớn thứ 2 thế giới. Số liệu chính thức cho thấy xuất khẩu may mặc khoảng tháng 1 - 8/2018 đã tăng 16,9%, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Hiện ngành may mặc đang có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 tại Việt Nam và là ngành tuyển dụng nhiều lao động nhất nền kinh tế. Bất chấp việc chi phí nhân công tăng, ngành may mặc của Việt Nam vẫn tuyển dụng tới 2,7 triệu người. Con số này tương đương với 5% tổng lực lượng lao động và 20% nhân lực ngành công nghiệp.

Nhiều chuyên gia nhận định sự phát triển của ngành may mặc là do hưởng lợi từ các yếu tố dân số, địa lý cũng như tình hình thương mại của Việt Nam. Những bản thỏa thuận thương mại tự do như TPP hay với Liên minh Châu Âu (EU) đã thu hút hàng loạt nhà đầu tư vào ngành này. Khoảng một nửa trong số 15,7 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào may mặc Việt Nam từ năm 1998 đến nay xuất hiện trong vòng 5 năm trở lại đây.

Các chuyên gia đều nhận định Trade War nổ ra Việt Nam sẽ hưởng lợi trên rất nhiều lĩnh vực nhưng nếu ngành may mặc cứ diễn biến thế này, chúng ta chưa thể vội mừng! - Ảnh 2.

Tổng kim ngạch xuất khẩu may mặc của Việt Nam (tỷ USD)

Thêm vào đó, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cũng thúc đẩy nhiều đơn hàng, nhà máy dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng ngành may mặc của Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế. Khoảng 70-80% nguyên liệu của Việt Nam vẫn phải nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc, trong khi ngành may mặc của Việt Nam vẫn nằm ở vị trí thấp của chuỗi sản xuất, nghĩa là chủ yếu gia công những phần không quá quan trọng.

Số liệu thống kê chính thức cho thấy chỉ khoảng 1/3 giá trị sản phẩm xuất khẩu may mặc của Việt Nam là đóng góp được cho nền kinh tế trong khi phần còn lại phải thanh toán cho nguyên vật liệu nhập khẩu. Mặc dù tỷ lệ này cao hơn so với mức 20% của ngành điện tử và di động nhưng chúng cũng cho thấy hạn chế của ngành may mặc Việt Nam.

Trong khi những công xưởng may mặc của thế giới dịch chuyển từ cắt may, đính khuy lên đan, nhuộm hay dệt thì chính phủ nhiều nước, bao gồm Việt Nam, vẫn còn phân vân vì ảnh hưởng của ngành này đến môi trường.

Các chuyên gia đều nhận định Trade War nổ ra Việt Nam sẽ hưởng lợi trên rất nhiều lĩnh vực nhưng nếu ngành may mặc cứ diễn biến thế này, chúng ta chưa thể vội mừng! - Ảnh 3.

Việt Nam vẫn phải nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu cho ngành may mặc (% giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu trên tổng giá trị sản phẩm hoàn thành)

Bởi vậy bất chấp những lợi ích kinh tế, nhiều chính quyền địa phương vẫn chưa dám mạnh dạn nâng tầm ngành công nghiệp may mặc do lo ngại trái luật.

Đặc biệt hơn, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần tự sản xuất được nguyên vật liệu đầu vào để duy trì vị thế ngành may mặc của mình, tương tự như những gì diễn ra tại Quảng Đông, nơi ngành may mặc tồn tại và phát triển qua nhiều năm bất chấp sự biến động của nền kinh tế.

Ngoài ra, việc dậm chân tại chỗ ở mảng dưới của chuỗi sản xuất khiến ngành may mặc Việt Nam sẽ gặp khó khi giá nhân lực đi lên, buộc các nhà máy phải dịch chuyển như những gì diễn ra tại Trung Quốc.

Ngoài vấn đề về nguyên vật liệu và nâng cấp trong chuỗi sản xuất, các chuyên gia cũng cho rằng Việt Nam nên đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Hiện Việt Nam xuất khẩu gần 50% hàng may mặc của mình vào Mỹ và đây có thể là rủi ro nếu chính quyền Washington áp thuế với Việt Nam.

Các chuyên gia đều nhận định Trade War nổ ra Việt Nam sẽ hưởng lợi trên rất nhiều lĩnh vực nhưng nếu ngành may mặc cứ diễn biến thế này, chúng ta chưa thể vội mừng! - Ảnh 4.

Thặng dư tương mại của Việt Nam với Mỹ cao hơn nhiều nước Đông Nam Á khác

AB

Cùng chuyên mục
XEM