Brexit chưa xong, người dân thủ đô London đã dính đòn từ phía Liên minh Châu Âu
Mối quan hệ giữa Anh và Liên minh Châu Âu (EU) vẫn chưa được giải quyết triệt để nhưng việc Anh rời EU (Brexit) đã bắt đầu có ảnh hưởng đến thủ đô của nước này, thành phố London.
Đầu tháng 5/2017, Ủy ban Châu Âu (EC) đã xem xét đưa ra các quy định mới đối với ngành kinh doanh thanh toán bù trừ trên thị trường phái sinh bằng đồng Euro, vốn là ngành tạo nguồn thu chủ lực cho trung tâm tài chính London.
Trong khi chính phủ Anh muốn giữ các hoạt động này diễn ra bình thường tại London dù sau Brexit nhưng phía Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) lại không đồng ý như vậy.
Phía Châu Âu hiện đang cân nhắc 2 biện pháp, hoặc là ban hành các quy định thắt chặt hơn nữa cho nghiệp vụ thanh toán bù trừ thị trường phái sinh ở London hoặc buộc các hoạt động này phải chuyển về EU.
Chính quyền London hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về động cơ của EU khi muốn dịch chuyển các nghiệp vụ thanh toán bù trừ này sau khi Brexit xảy ra. Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây là liệu một sự dịch chuyển như vậy có đem lại lợi ích cho cả đôi bên?
Mặc dù Anh vẫn dùng đồng tiền riêng của họ nhưng London vẫn là nơi giải quyết đến 3/4 các thương vụ bù trừ thị trường phái sinh bằng đồng Euro.
Những nhà thanh toán bù trừ trên thị trường phái sinh là một phần thiết yếu của hệ thống tài chính. Họ đứng giữa người mua và bán, đảm bảo hợp đồng tương lai được thực hiện theo đúng điều khoản cũng như hạn chế những rủi ro trong quá trình giao dịch. Loại hình kinh doanh này nhằm đảm bảo những vụ lừa đảo, sai sót trong các hợp đồng tương lai, hay thị trường phái sinh.
Trước đó vào năm 2011, ECB đã từng đề nghị chuyển toàn bộ hoạt động bù trừ này quay lại khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone). Dẫu vậy, cuối cùng Ngân hàng trung ương Anh (BoE) và ECB đã thống nhất được một khuôn khổ giám sát chung. Theo đó, nếu những công ty thanh toán bù trừ tại London cần Euro gấp để trả thì ECB và BoE sẽ hỗ trợ nhằm đảm bảo thanh khoản tài chính được thông suốt.
Khuôn khổ giám sát chung này có lợi thế là giúp các công ty thanh toán bù trừ ở London có thể sử dụng nhiều loại ngoại tệ ngoài Euro trên thị trường phái sinh. Tuy nhiên nếu chuyển về Châu Âu, khuôn khổ này sẽ bị buộc phải đàm phán lại. Đặc biệt là vai trò thanh toán bù trừ của đồng Euro sẽ được ưu tiên hơn, qua đó hạn chế việc thanh toán bằng các đồng tiền khác.
Nếu điều này xảy ra, cả 2 phía Anh lẫn Eu đều chịu thiệt hại. Phía Anh sẽ mất nguồn thu đáng kể trong khi thị trường phái sinh Châu Âu sẽ hoạt động kém hiểu quả hơn với các quy định mới.
Mặc dù Anh không có quyền mặc cả với EU sau Brexit nhưng có lẽ các nhà hoạch định Châu Âu cần xem xét lợi ích lâu dài hơn là những biện pháp thúc đẩy bởi các yếu tố chính trị.