Bill Gates và hàng loạt tỷ phú có đau đầu với nghiên cứu cho rằng trồng lúa nước là hành vi tàn phá môi trường?

13/12/2016 14:18 PM | Xã hội

Hầu hết những cây lương thực như lúa gạo được trồng tại vùng đất ẩm, nơi sản sinh ra nhiều khí Metan và là một hiểm họa không kém đang đe dọa đến môi trường trái đất.

Trong khi thế giới đang tích cực tìm các biện pháp giảm lượng khí thải carbon nhằm chống biến đổi khí hậu thì một hiểm họa không kém cũng đang đe dọa đến môi trường trái đất, đó là khí Metan (methane).

Một nghiên cứu của Global Methane Budget cho thấy tốc độ tăng trưởng của khí Metan trong tầng khí quyển hiện nay ở mức nhanh kỷ lục trong 20 năm qua. Mặc dù nồng độ khí Metan trong khí quyển hiện nay vẫn ít hơn so với khí Carbon Dioxide nhưng loại khí này lại có khả năng hấp nhiệt cao hơn 28 lần, qua đó làm trái đất nóng lên.

Giáo sư Robert Jackson của trường đại học Stanford cảnh báo con người nên cẩn thận bởi trong khi khí Carbon dioxide đang bị cố ngăn chặn thì tốc độ tăng trưởng của khí Metan lại đáng báo động.

Trong khoảng 2014-2015, nồng độ khí Metan trong khí quyển ở mức 10 phần tỷ, tăng mạnh so với mức bình quân 0,5 phần tỷ của đầu thập niên 20.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của khí Metan được các nhà khoa học nhận ra từ năm 2007 và bắt đầu được theo dõi. Kể từ đó, tình hình đang ngày một xấu đi do con người quá chú trọng vào khí Carbon Dioxide.

Bill Gates và hàng loạt tỷ phú có đau đầu với nghiên cứu cho rằng trồng lúa nước là hành vi tàn phá môi trường? - Ảnh 1.

Nguyên nhân chính sản sinh khí Metan là nông nghiệp và chăn nuôi, tiếp theo đó là các vùng đất ẩm cho trồng lúa nước.

Hiện nguyên nhân chính khiến nồng độ Metan tăng nhanh trong không khí vẫn chưa được làm rõ nhưng nhiều chuyên gia khoa học dự đoán chính sự phát triển nông nghiệp, gia tăng chăn nuôi cũng như sự bùng nổ của dầu mỏ là những nguyên nhân chính khiến nồng độ khí này tăng nhanh.

Điều đáng ngạc nhiên là theo nhiều nghiên cứu, chính hoạt động nông nghiệp mới là yếu tố chính sản sinh ra khí Metan trong môi trường chứ không phải việc sử dụng xăng dầu.

Tại những nền kinh tế đang phát triển, việc đảm bảo an ninh lương thực là điều khá quan trọng. Hệ quả tất yếu là các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nông nghiệp được tích cực đẩy mạnh. Tuy nhiên, chính những vùng đất ẩm, phân động vật. xác thối...lại sản sinh ra một lượng lớn khí Metan ra không khí.

Mặc dù vậy, việc hạn chế nông nghiệp lại là một yêu cầu bất khả thi khi an ninh lương thực là vấn đề cấp thiết hơn ở nhiều quốc gia.

Hiện các nhà khoa học đang kêu gọi nhiều nước có biện pháp hạn chế sự tăng trưởng của khí Metan nếu không muốn hiệp định môi trường Paris bị hủy hoại.

Theo hiệp định Paris, các nước cam kết sẽ cùng nhau ngăn chặn sự gia tăng khí thải nhà kính, bao gồm khí Carbon dioxide, Nitrous oxide và Metan. Nếu như các nước thất bại trong việc thực hiện cam kết trên, nhiệt độ trái đất sẽ tăng khoảng 2 độ C và gây ra nhiều thiên tai cũng như thảm họa cho môi trường sống.

Nhiều chuyên gia hiện nay đề xuất giải pháp áp dụng công nghệ khoa học trong trồng trọt, qua đó giảm lượng nước tưới và nồng độ đất ẩm trong nông nghiệp.

Hầu hết những cây lương thực như lúa gạo được trồng tại vùng đất ẩm, nơi sản sinh ra nhiều Metan và nếu các công nghệ giảm tưới được áp dụng trong nông nghiệp, nồng độ khí Metan thải ra môi trường sẽ được giảm bớt.

Băng Tâm

Cùng chuyên mục
XEM