Bí ẩn trong các chuyến công du của tổng thống Mỹ

22/05/2016 19:21 PM | Sống

Mỗi chuyến công du của tổng thống Mỹ đều thu hút sự chú ý khổng lồ của giới truyền thông. Chuyện bếp núc hậu cần cho các chuyến đi này là thông tin mật nhưng không thể ngăn cản được sự tò mò của giới báo chí.

Khi tổng thống Mỹ thực hiện các chuyến viếng thăm, các phương tiện truyền thông địa phương thường đưa tin về các khu vực bị “phong tỏa”. Ví dụ, chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Obama, tờ Hindustan Times đưa tin: "Thủ đô chuẩn bị phải chứng kiến nhiều văn phòng, đường giao thông huyết mạch và các trạm tàu ​​điện ngầm đóng cửa vì lý do an ninh".

Thực tế, tổng thống Mỹ với yêu cầu an ninh đặc biệt có thể làm gián đoán sinh hoạt và giao thông tại một số khu vực ông dự kiến đến thăm. Tuy nhiên, cũng có lần nước chủ nhà lại hơi “quá đà” cho chuyện này.

Để chuẩn bị cho chuyến thăm New Delhi của Tổng thống Bush con vào năm 2006, các đại lộ chính được “dọn” gần như trống rỗng. Một thành viên trong đoàn Mỹ cho biết họ phải nhìn hàng trăm mét xuống cuối phố mới thấy người.

Trong chuyến thăm của Obama tới New Delhi, Ấn Độ, đoàn tùy tùng của ông đã bao trọn khách sạn Maurya. Tuy nhiên, việc bao trọn khách sạn không phải lúc nào cũng cần thiết.

Vẫn có những chuyến đi khác mà khách sạn Tổng thống Omaba ở được nhận khách ngoài vào, miễn là họ chấp nhận qua kiểm tra an ninh. Tháng 6/2014, tại Ba Lan, các khách ở cùng còn bắt gặp Ông Obama đang tập gym tại khách sạn.

Hình ảnh ông Obama tập gym tại khách sạn

Mật vụ Mỹ cho rằng, việc này không tạo ra lỗ hổng an ninh. Nó cũng tương tự như những lần tổng thống ngẫu hứng đi ăn ở một nhà hàng chưa được chọn trước và thực khách ở đây đã nhanh tay chộp vài bức hình làm kỷ niệm.

Tổng thống Mỹ ngồi ở phương tiện nào?

Trong bất kỳ chuyến thăm cấp cao nào, tổng thống Mỹ luôn có thể là một mục tiêu. Đó là lý do cơ quan mật vụ Mỹ được chính phủ Ấn Độ ra ngoại lệ, cho phép Obama đi trong xe limousine chống đạn của riêng mình tại buổi diễu hành Ngày cộng hòa thay vì đi cùng xe với Tổng thống Ấn Độ.

Với các chuyến công du nước ngoài, mật vụ Mỹ phải dựa vào hệ thống an ninh của nước chủ nhà để bảo vệ tổng thống và đôi khi hệ thống này không không phải lúc nào cũng được đảm bảo một trăm phần trăm.

Trong chuyến đi năm 2005 của Tổng thống Bush đến Tbilisi, Georgia, một người đã ném một quả lựu đạn cách tổng thống chỉ hơn 30m khi ông đang phát biểu trước hàng chục nghìn người. Thật may mắn, quả lựu đạn không phát nổ.

Mật vụ Mỹ thường lên kế hoạch cho chuyến đi với nhiều kịch bản phức tạp, và các nhân viên an ninh được đặt trong tinh thần cảnh giác cao độ. Họ tin rằng các nhóm khủng bố có nhiều khả năng sẽ tập trung vào lỗ hổng của những chuyến đi để tấn công.

Vì thế, việc Tổng thống Mỹ ngồi trong xe nào cũng là một yếu tố hàng đầu để đảm bảo an ninh. Trong chuyến đi của Tổng thống Bush tới Pakistan, mật vụ Mỹ sử các loại phương tiện khác nhau cả trên không và trên bộ đến nỗi an ninh Pakistan cũng không biết tổng thống Mỹ đang ở trong xe hay máy bay, phương tiện nào có trở người, phương tiện nào được sử dụng để đánh lạc hướng.

Air Force One có thể tiếp nhiên liệu như máy bay chiến đấu

Máy bay Boeing 747 được trang bị thêm các thiết bị để có thể tiếp nhiên liệu trong khi bay như các phi cơ chiến đấu, dù thực tế Airforce One không cần làm như vậy. Chuyên cơ này có đủ khả năng bay từ Washington đến Iraq mà không cần tiếp nhiên liệu thêm.

Trên các chuyến đi dài đến châu Á, nó thường dừng lại ở căn cứ quân sự của Mỹ ở Alaska hay Đức. Quan chức Mỹ tiết lộ, việc tiếp nhiên liệu trên không thường rất an toàn và “chuyên nghiệp. Máy bay dành cho phó tổng thống và thành viên nội các không có chức năng tiếp nhiên liệu trên không.

Nam Cao

Cùng chuyên mục
XEM