Bán đặc sản trên TikTok giúp Thịt chua Trường Food, trà Hoàng Su Phì, mè xửng Mộc Truly Hue's,... thu hút hơn 350 triệu lượt xem

28/02/2023 15:40 PM | Kinh doanh

Ngày 28/2/2023, TikTok đã 'bắt tay' cùng TT Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp số hóa Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), đưa nông sản lên sàn TikTok Shop.

Bán đặc sản trên TikTok giúp Thịt chua Trường Food, trà Hoàng Su Phì, mè xửng Mộc Truly Hue's,... thu hút hơn 350 triệu lượt xem - Ảnh 1.

Tại buổi ký kết hợp tác chiến lược nâng cao năng lực chuyển đổi số cho chương trình OCOP quốc gia giữa Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NNPTNT) và TikTok Việt Nam, có hơn 10 gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp trải dài từ Bắc vào Nam được xếp hạng OCOP 4 và 5 sao.

Trong đó có Thịt chua Thanh Sơn của Trường food (Phú Thọ), cà phê Konnai (vùng nguyên liệu Sơn La), trà shan tuyết Hoàng Su Phì (Hà Giang), công nghệ enzyme chiết xuất từ vỏ dứa để sản xuất các sản phẩm tẩy rửa tự nhiên tới từ thương hiệu Fuwa3e (Thanh Hóa), đặc sản mè xửng của Mộc Truly Hue's... Tất cả các sản phẩm này đều được giới thiệu, quảng bá, bán hàng trên nền tảng TikTok.

Bán đặc sản trên TikTok giúp Thịt chua Trường Food, trà Hoàng Su Phì, mè xửng Mộc Truly Hue's,... thu hút hơn 350 triệu lượt xem - Ảnh 2.

Bán đặc sản trên TikTok giúp Thịt chua Trường Food, trà Hoàng Su Phì, mè xửng Mộc Truly Hue's,... thu hút hơn 350 triệu lượt xem - Ảnh 3.

Trong năm 2022, TikTok đã tổ chức thành công hơn 10 khoá đào tạo địa phương về chuyển đổi số, thu hút 200 chủ thể mở gian hàng trên TikTok Shop để bán hơn 500 sản phẩm đặc trưng mỗi vùng miền. Đặc biệt, hashtag #OCOP và #DacSanVietNam đã thu hút lần lượt 305 triệu và 350 triệu lượt xem, qua đó mở ra cơ hội tìm kiếm, tiêu thụ và phát triển tiềm năng cho các sản phẩm OCOP.

Trong khuôn khổ hợp tác, TikTok sẽ đồng tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn về cách xây dựng nội dung video ngắn, về bộ giải pháp quảng cáo sáng tạo TikTok for Business, đồng thời thiết lập ngành hàng riêng cho sản phẩm OCOP trên tính năng thương mại điện tử TikTok Shop.

Theo đó, TikTok sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi triển khai các khoá tập huấn hỗ trợ nâng cao năng lực số cho các chủ thể OCOP tại các tỉnh, thành (Ninh Bình, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Huế, Lâm Đồng...). Đồng thời tái khởi động hashtag #DacSanVietNam trên nền tảng nhằm thúc đẩy tương tác và kết nối giao thương giữa các đơn vị và người tiêu dùng.

Bán đặc sản trên TikTok giúp Thịt chua Trường Food, trà Hoàng Su Phì, mè xửng Mộc Truly Hue's,... thu hút hơn 350 triệu lượt xem - Ảnh 4.

Bán đặc sản trên TikTok giúp Thịt chua Trường Food, trà Hoàng Su Phì, mè xửng Mộc Truly Hue's,... thu hút hơn 350 triệu lượt xem - Ảnh 5.

Bán đặc sản trên TikTok giúp Thịt chua Trường Food, trà Hoàng Su Phì, mè xửng Mộc Truly Hue's,... thu hút hơn 350 triệu lượt xem - Ảnh 6.

Theo ông Nguyễn Lâm Thanh, Đại diện TikTok Việt Nam, nhận thấy những cơ hội xen lẫn thách thức của chủ thể OCOP khi tham gia vào nền kinh tế số, TikTok đang ưu tiên triển khai các hoạt động dài kỳ thể hiện cam kết song hành và hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển kinh doanh trên nền tảng số.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp cho biết: “Những kết quả tích cực trong năm 2022 đã củng cố thêm triển vọng phát triển của OCOP trên nền tảng số, đồng thời tạo động lực cho những sáng kiến khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn."

Bán đặc sản trên TikTok giúp Thịt chua Trường Food, trà Hoàng Su Phì, mè xửng Mộc Truly Hue's,... thu hút hơn 350 triệu lượt xem - Ảnh 7.

Không chỉ tập trung đẩy mạnh các nhóm sản phẩm về thực phẩm, nông sản, TikTok sẽ khơi dậy tiềm năng và phát huy tối đa những sản phẩm đặc trưng có lợi thế gắn liền với văn hoá và con người ở địa phương để phục vụ phát triển du lịch.

Theo đó, TikTok sẽ hợp tác cùng Trung tâm xúc tiến thương mại và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công thương thí điểm số hóa một số làng nghề truyền thống và hỗ trợ hoạt động quảng bá các giá trị văn hóa dân tộc, loại hình thủ công mỹ nghệ cho các nghệ nhân thông qua các công cụ sáng tạo trên nền tảng.

Theo Khánh Vy

Cùng chuyên mục
XEM